Đừng nhầm lẫn Ngành Đồ họa với Thiết kế đồ họa

Đừng nhầm lẫn Ngành Đồ họa với Thiết kế đồ họa

Nhiều người cho rằng Thiết kế đồ họa và ngành Đồ họa là một, nhưng sự thật có phải vậy? Trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bất cứ ai làm về sáng tạo hình ảnh đều nên phân biệt rõ hai khái niệm này. Dưới đây là một số giải nghĩa về đặc điểm của Thiết kế đồ họa và ngành Đồ họa. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.

Đừng nhầm lẫn Ngành Đồ họa với Thiết kế đồ họa
Đừng nhầm lẫn Ngành Đồ họa với Thiết kế đồ họa

Khái niệm Ngành Đồ họa và Thiết kế Đồ họa

Sự khác biệt về bản chất giữa Đồ họa với Thiết kế Đồ họa giống như Nghệ Thuật (Art) và Thiết kế (Design) vậy. Nghệ thuật và Thiết kế đều tạo ra cái đẹp về thị giác. Tuy nhiên Nghệ thuật cho phép người sáng tạo tự do thể hiện phong cách và suy nghĩ cá nhân hơn. Ý nghĩa của Nghệ thuật thường để mở, tùy vào cảm nhận của mỗi người thưởng thức. Ngược lại, Thiết kế được thực hiện theo một yêu cầu cụ thể, nhằm giải đáp đề bài và thể hiện nội dung mà người yêu cầu mong muốn. Thiết kế là sáng tạo mang tính ứng dụng và thương mại hơn so với Nghệ thuật. 

Quay trở lại với hai khái niệm chính của chúng ta. 

Ngành Đồ họa là quá trình sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau. Các tác phẩm có thể là tranh vẽ trên giấy hoặc vật liệu bất kỳ như gỗ, sơn mài, lụa… Tranh vẽ minh họa, sách minh họa, truyện tranh cũng có thể coi là sản phẩm của Ngành Đồ họa. Nói cách khác, Đồ họa sẽ thiên hướng về các sản phẩm mang tính Nghệ thuật.

Trái ngược lại, đúng như tên gọi, Thiết kế đồ họa là lĩnh vực thiên thuần về Thiết kế. Thiết kế đồ họa sẽ sáng tạo các tác phẩm đẹp mắt theo một yêu cầu cụ thể. Thông thường sẽ kết hợp các yếu tố như hình ảnh, bố cục, màu sắc, chữ viết để truyền tải một thông tin hoặc thông điệp theo cách độc đáo và bắt mắt nhất. Nội dung của sản phẩm Thiết kế đồ họa không phải của cá nhân người sáng tạo. Đó là nội dung mong muốn của người ra đề bài, thường là những thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. 

Xem thêm Khóa Học Thiết Kế Đồ Họa

Khái niệm Ngành Đồ họa và Thiết kế Đồ họa
Khái niệm Ngành Đồ họa và Thiết kế Đồ họa

Các sản phẩm phổ biến của Thiết kế đồ họa

Bộ nhận diện thương hiệu: những thiết kế thể hiện tính biểu trưng cho thương hiệu như màu sắc, kiểu chữ, logo, danh thiếp, đồng phục, brochure, đồ dùng văn phòng công ty.

  • Thiết kế quảng cáo: những thiết kế phục vụ cho hoạt động quảng cáo và marketing theo từng chiến dịch. Các sản phẩm tiêu biểu gồm: banner, poster, voucher, tờ rơi…
  • Thiết kế giao diện người dùng: còn được biết đến với thiết kế website hoặc giao diện ứng dụng. Nhà thiết kế sẽ sáng tạo giao diện của nền tảng vừa đẹp mắt nhưng cũng cần tiện dụng. Người dùng sẽ cảm thấy thu hút vì giao diện đẹp nhưng cũng dễ dàng tương tác với nền tảng.
  • Ấn phẩm xuất bản: những thiết kế phục vụ cho in ấn và xuất bản như sách, tạp chí.
  • Thiết kế bao bì: những thiết kế về bao bì cho sản phẩm của thương hiệu. Các thiết kế này cẩn đạt các yêu cầu: đẹp mắt, tiện lợi, chắc chắn và an toàn.
Các sản phẩm phổ biến của Thiết kế đồ họa
Các sản phẩm phổ biến của Thiết kế đồ họa

Làm Ngành Đồ họa khó kiếm tiền hơn Thiết kế đồ họa?

Với phân biệt như trên có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc liệu Ngành đồ họa có khó kiếm tiền không? Trên thực tế, người làm về Đồ họa vẫn nhận sáng tác theo yêu cầu và nhận trả phí. Tuy nhiên họ không quá bị áp đặt về nội dung cần thể hiện trong tác phẩm của mình. Những tác phẩm của họ sẽ tập trung vào vẻ đẹp mỹ thuật hơn. 

Ngành Đồ họa là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau. Nhiều trong số đó cho phép các Nghệ sĩ kiếm được nguồn thu nhập khá hứa hẹn từ tài năng của mình. 

Làm Ngành Đồ họa khó kiếm tiền hơn Thiết kế đồ họa?
Làm Ngành Đồ họa khó kiếm tiền hơn Thiết kế đồ họa?

Những lĩnh vực Đồ họa phổ biến nhất hiện nay

  • Vẽ tạo hình (Concept Art): lĩnh vực vẽ tạo hình nhân vật, vật thể, cảnh quan cho một dự án sáng tạo. Các dự án này có thể là Phim Ảnh, Hoạt hình, Game, Video ca nhạc. Các họa sĩ sẽ vô mô phỏng đối tượng cần tạo hình theo ý tưởng của dự án. Những bản vẽ của họ là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các nhân vật, bối cảnh sau này.
  • Vẽ minh họa (Illustration): lĩnh vực vẽ tranh để minh họa cho một tác phẩm sáng tạo cụ thể. Họa sĩ cũng vẽ tranh theo mô phỏng của Thông thường là minh họa sách, tạp chí, bao bì sản phẩm, tranh minh họa trang trí…
  • Truyện tranh (Comic): sáng tác truyện và mô phỏng từng phần nội dung cụ thể bằng tranh vẽ. Truyện tranh thường đi kèm với đối thoại và câu mô tả ngắn để làm rõ nội dung. Họa sĩ vẽ tranh có thể vẽ để mô phỏng nội dung trên báo, tạp chí hoặc sáng tác sách truyện cá nhân.
  • Hoạt hình (Cartooning): lĩnh vực giao thoa giữa Hội họa và Điện ảnh. Họa sĩ sẽ mô phỏng nhân vật, bối cảnh theo kịch bản phim. Các hình vẽ được sáng tạo sẽ được biên tập, dựng hình, lồng tiếng để tạo ra một bộ phim hoạt hình hoàn thiện.

Master Media hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kiến thức mới mẻ cho bạn. Đặc biệt trong ngành Thiết kế đồ họaThiết kế đồ họa Game & hoạt hình 3D!

Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Facebook: Master Media Academy

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.