Game Artist là gì? Giải mã những điều chưa biết về Họa sĩ Game

Game Artist là gì? Giải mã những điều chưa biết về Họa sĩ Game

Bạn muốn trở thành một Game Artist nhưng vẫn chưa hiểu rõ về vị trí này? Trong bài viết dưới đây, Master Media sẽ giúp bạn tìm hiểu Game Artist là gì? Cũng như các thông tin về cơ hội việc làm, mức thu nhập cho vị trí này nhé!

Game Artist là gì?

Trước khi tìm hiểu Game Artist là gì, trước tiên bạn nên biết về hai nền tảng chính của Game. Một bộ Game hoàn chỉnh được tạo thành từ 2 nền tảng: Mỹ thuật và Kỹ thuật. 

  • Nền tảng Mỹ thuật bao gồm mọi yếu tố chúng ta NHÌN thấy. Từ giao diện Game, nhân vật, khung cảnh, font chữ, các nút thao tác lệnh… Giống như một lớp áo khoác cho Trò chơi vậy. Lớp áo càng đẹp, càng chi tiết, sống động và có phong cách, Game càng có thu hút nhiều người chơi. 
  • Nền tảng Kỹ thuật chính là các chất liệu bên trong của Game. Các mã code, lệnh về lập trình… tất cả những yếu tố kỹ thuật để Game có thể vận hành trơn tru. 
Game Artist là gì?
Game Artist là gì?

Các yếu tố thuộc nền tảng Kỹ thuật sẽ do đội ngũ Game Developer thực hiện. Phần công việc sáng tạo về Mỹ thuật sẽ thuộc về đội ngũ Game Artist. Như vậy, Game Artist chính là những người sáng tạo mọi yếu tố thuộc về bộ mặt của Game. Họ trực tiếp thiết kế các nhân vật, vật thể, khung cảnh, giao diện của website hay ứng dụng Game. Một Trò chơi có đẹp mắt hay không, là phụ thuộc vào công sức của những Họa sĩ làm Game.

Công việc của Game Artist là gì?

Trên thực tế, Game Artist được dùng như một thuật ngữ chung nói về tất cả các nhà Thiết kế Giao diện cho Game. Công việc cụ thể của vị trí sẽ được xác định cụ thể theo những chuyên môn riêng. Hiện nay có 4 vị trí phổ biến đều được coi là Game Artist:

Concept Artist – Họa sĩ vẽ tạo hình

Concept Artist chính là các họa sĩ vẽ phác thảo cho ý tưởng Game. Những ý tưởng có thể về tạo hình nhân vân, không gian Game, các vật thể cụ thể… Họ lắng nghe ý tưởng từ các Game Designer hoặc người phụ trách. Sau đó họ vẽ phác thảo lại các mô hình trên giấy theo như mô tả, hình dung của bản thân. Các mô hình của họ sẽ là cơ sở để các thành viên chủ chốt cân nhắc và cho áp dụng chính thức trong các công đoạn sau.

Concept Artist - Họa sĩ vẽ tạo hình
Concept Artist – Họa sĩ vẽ tạo hình

3D Modeller – Dựng hình 3D

3D Modeller sẽ tiếp nhận phần công việc tiếp theo sau Concept Artist. Họ nhận bản vẽ của các Họa sĩ tạo hình sau khi đã được phê duyệt. Tiếp theo đó là xây dựng, tái hiện các hình ảnh trên bản vẽ qua phần mềm máy tính. Họ sẽ sử dụng các công cụ trong phần mềm để tạo nên các mô hình sống động và chân thực nhất. Vị trí này vừa phải có tư duy mỹ thuật, vừa phải thành thạo các thao tác kỹ thuật để sử dụng phần mềm hiệu quả nhất.

2D/ 3D Texture Artist – Họa sĩ tạo chất liệu

Các mô hình do 3D Modeller tuy đã thành hình nhưng sẽ cần bổ sung rất nhiều chi tiết để trở nên hoàn mỹ. Đó chính là công việc của các 2D/3D Texture Artist. Họ sẽ chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất như tóc, bề mặt da, chất liệu quần áo nhân vật, cấu tạo của cây cối, hay chất liệu của một món vũ khí, vật dụng… Những hình ảnh trong Game có chân thực và sống động hay không phải nhờ cậy rất nhiều vào bàn tay của các Texture Artist.

2D/ 3D Texture Artist - Họa sĩ tạo chất liệu
2D/ 3D Texture Artist – Họa sĩ tạo chất liệu

3D Animator – Họa sĩ tạo chuyển động 3D

Các mô hình trong Game sau khi được “tút tát” cho lung linh sẽ bước vào công đoạn tạo chuyển động. Các chuyển động có thể bao gồm: cử động tay chân, biểu cảm khuôn mặt, chuyển động cơ thể… Phần công việc này sẽ thuộc về các Họa sĩ 3D Animator. Họ chính là những người mang đến sự sống cho các mô hình trên máy tính. Công việc của họ cũng cần sự kết hợp linh hoạt giữa cảm nhận mỹ thuật và tính nhạy bén về kỹ thuật phần mềm.

3D Animator - Họa sĩ tạo chuyển động 3D
3D Animator – Họa sĩ tạo chuyển động 3D

Cơ hội việc làm và mức thu nhập cho các Game Artist

Cơ hội việc làm

Theo đánh giá từ trang dữ liệu Data Reportal, doanh thu ngành Game tại Đông Nam Á có thể lên đến 7.14 tỷ USD vào năm 2026. Con số này gần gấp đôi doanh thu năm 2021, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường. Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực được đánh giá còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các dự án Game ở Việt Nam, kèm theo không ít cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.

Như đã thấy ở trên, bạn có thể chọn làm nhiều vị trí khác nhau về mảng Mỹ thuật Game. Tùy vào sở trường bản thân, bạn có thể là Concept Artist, 3D Modeller, hay tập trung làm 3D Animators. Các vị trí Game Artist này thường làm việc ở các công ty Game, hoặc studio, xưởng Game lớn nhỏ. Thậm chí nhiều bạn vững tay nghề có thể nhận các job thiết kế tự do làm thêm.

Mức thu nhập của Game Artist

Theo thống kê từ trang Salary Expert, mức lương trung bình của vị trí Game Artist sẽ như sau:

  • Vị trí Fresher và Junior: trung bình 215.000.000 đồng/năm, tương đương khoảng 18 triệu đồng/tháng.
  • Vị trí Senior: có thể lên đến 360.000.000 đồng/năm, khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập của Game Artist
Mức thu nhập của Game Artist

Như vậy bạn có thể thấy mức lương của Game Artist không hề thấp so với thị trường hiện nay. Đương nhiên để đạt được con số trên, bạn cần mất một khoảng thời gian tương đối để trau dồi và cần va vấp với nghề sớm. Nếu xác định theo con đường này, bạn có thể chủ động tìm hiểu những khóa học chuyên nghiệp trong 1 – 2 năm. Những khóa học này cho phép học viên tham gia nhiều dự án sáng tạo. Đồng thời có thể mang đến các cơ hội thực tập, cộng tác viên, thậm chí làm chính thức trong thời gian học.

Tố chất cần để trở thảnh Game Artist chuyên nghiệp là gì?

Đam mê

Với bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự đam mê. Game Artist cũng không phải ngoại lệ bởi vì khi tham gia ngành này bạn cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và thiết kế để đưa ra thiết kế đẹp. Đây là một thách thức lớn đối với những bạn muốn trở thành một Game Artist chuyên nghiệp. Bởi vậy bạn cần có đam mê, lòng nhiệt huyết và gắn bó trong thời gian dài.

Kiến thức và khả năng hội họa

Nền tảng hội họa là yếu tố cơ bản của mọi Designer và Game Artist cũng không ngoại lệ. Công việc của Game Artist về cơ bản cần hiểu về kiến thức mỹ thuật, bố cục, tỷ lệ,… Để mô phỏng được sự vật bạn cần phải trải qua rèn luyện và trau dồi liên tục.

Khả năng sử dụng công cụ

Đây chính là điểm khác biệt giữa các Game Artist với nhau. Bạn cần phải sử dụng được các công cụ thiết kế khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm, cần có các phần mềm đồ họa khác nhau để lựa chọn

  • 2D Artist: Photoshop, Adobe Flash Professional
  • 3D Artist: 3ds Max, Zbrush, Maya
  • Animator: 3ds Max, Maya
  • Effect/Partical Artist: After Effects

Kiến thức về game

Công việc của một Game Artist đòi hỏi bạn cần am hiểu nhiều dòng game khác nhau. Qua nhiều trải nghiệm, đánh giá bạn sẽ xây dựng được đồ họa game hay nghiên cứu gameplay của các tựa game. Nhờ đó bạn sẽ hiểu biết về các tựa game khác nhau đa dạng về phong cách vẽ từ đó tìm ra được cách vẽ phù hợp.

Sức sáng tạo

Để trở thành một Game Artist thì yếu tố kỹ thuật và đam mê thôi là chưa đủ. Bạn còn cần thêm yếu tố sáng tạo trong mỗi lần thiết kế nhân vật game để làm nổi bật đặc tính và tình thù của nhân vật. Bằng cách sử dụng trải nghiệm, khả năng quan sát và sáng tạo của bạn sẽ càng ngày càng trau dồi được khả năng sáng tạo của mình.

Lời kết

Trên đây là các thông tin cần biết để trả lời cho câu hỏi Game Artist là gì. Master Media hy vọng bạn đã có những nội dung cho mình để đưa ra quyết định theo đuổi vị trí này. Chúc bạn sớm thành công.

Xem thêm