Làm Graphic Designer có cần biết vẽ không?

Làm Graphic Designer có cần biết vẽ không?

Làm Graphic Designer – Thiết kế đồ họa có thực sự cần biết vẽ không? Phải chăng chỉ những bạn có năng khiếu vẽ tay mới phù hợp với lĩnh vực này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau của Master Media nhé!

Công việc của một Graphic Designer

Để tìm hiểu về yêu cầu kỹ năng vẽ tay trong thiết kế, trước tiên ta hãy cùng xem lại về công việc của vị trí này. Graphic Designer sẽ phụ trách sáng tạo ý tưởng và tạo ra những sản phẩm thiết kế theo yêu cầu từ khách hàng. Các sản phẩm thiết kế có thể thuộc dạng đồ in ấn hoặc file hiển thị trên Internet. Tiêu biểu như poster, banner, biển hiệu, bao bì sản phẩm, logo, brochure, catalogue, thậm chí đồng phục nhân viên, bút, sổ công ty, lịch trang trí… Designer sẽ tiếp nhận yêu cầu của các khách hàng về những sản phẩm này. Sau đó họ nghĩ ý tưởng sản phẩm phù hợp yêu cầu, triển khai trên máy, đem đi in ấn nếu cần và cuối cùng bàn giao sản phẩm cho khách.

Có thể nói 100% sản phẩm thiết kế hiện nay đều được thực hiện trên các phần mềm thiết kế. Sau khi có ý tưởng, họ từng bước tạo file, sắp xếp bố cục, lựa chọn chi tiết và hình ảnh, tạo màu rồi hoàn chỉnh trên máy. Các bước này đều có thể thực hiện qua những câu lệnh, thao tác chuột cụ thể trong phần mềm. Hầu như không phải là các thao tác vẽ, trừ những sản phẩm có ý tưởng lồng ghép tranh vẽ, mà Designer muốn tự tay vẽ nên những bức tranh đó.

Kỹ năng vẽ cần ở bước nào trong thiết kế?

Như bạn đã thấy, quy trình cơ bản của Graphic Design bao gồm:

  • Nhận yêu cầu khách hàng
  • Nghĩ ra ý tưởng sản phẩm phù hợp
  • Triển khai ý tưởng qua phần mềm
  • Đem sản phẩm đi in ấn nếu cần
  • Chỉnh sửa sản phẩm theo góp ý từ phía khách
  • Bàn giao sản phẩm cho khách hàng

Như vậy, ở công đoạn hay bước nào thì Designer cần đến kỹ năng vẽ? Thông thường, các Designer có thể cần vẽ tay tại bước Nghĩ ý tưởng và Triển khai ý tưởng.

Ở bước Nghĩ ý tưởng, Designer có thể vẽ tay khi cần phác thảo ý tưởng ra giấy hoặc trên phần mềm. Các ý tưởng thiết kế thường đến rất nhanh và khá mơ hồ khi xuất hiện. Để dễ hình dung và tránh quên, Designer thường vẽ phác thảo nhanh qua sổ hoặc bất cứ thiết bị công nghệ nào mà họ có trong tay. Sau đó họ sẽ dành thời gian xem lại những hình vẽ phác thảo này, lựa chọn bản vẽ phù hợp và hoàn chỉnh.

Ở bước Triển khai ý tưởng, hầu như ít Designer vẽ tay ở công đoạn này. Như đã nói ở trên, chỉ khi ý tưởng có sử dụng tranh vẽ, và Designer phải tự tay vẽ tranh này thì mới cần đến kỹ năng vẽ tay. Đa số Designer sẽ tìm chọn các chất liệu thiết kế như hình ảnh, hình khối từ trên mạng, hoặc tạo ra qua câu lệnh trên phần mềm. 

Có thể thấy kỹ năng vẽ không hẳn là kỹ năng then chốt, cần thiết trong toàn bộ quy trình thiết kế. Ở hai bước cần áp dụng là Nghĩ và Triển khai ý tưởng, Designer cũng không thực sự cần thiết phải dùng kỹ năng này. Nhiều Designer chuyên nghiệp không cần phác thảo ý tưởng, họ có thể triển khai ngay khi ý tưởng xuất hiện. Hoặc họ có thể phác thảo qua câu lệnh và thao tác chuột đơn giản trên máy tính. Với bước triển khai, hầu như rất ít Designer dùng tranh vẽ trong thiết kế vì thường mất thời gian. Nếu cần tranh vẽ, họ thường thuê họa sĩ ngoài hoặc mua tranh kỹ thuật số để dùng cho sản phẩm của mình.

Vẽ xấu có học được thiết kế đồ họa không?

Đâu mới là kỹ năng quan trọng trong thiết kế đồ họa?

Thay vì quá băn khoăn về kỹ năng vẽ, bạn nên tập trung rèn luyện những kỹ năng sau để theo đuổi ngành thiết kế.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bản chất nghề thiết kế là bạn cung cấp giải pháp cho một vấn đề thiết kế mà người khác, ở đây là các khách hàng, gặp phải. Khách hàng cần sự giúp đỡ của bạn, trả tiền cho bạn để có được sản phẩm như ý, giải quyết vấn đề thiết kế mà họ gặp phải. Bởi vậy Giải quyết vấn đề chính là kỹ năng đầu tiên bạn cần học hỏi. Bạn nên học cách phân tích vấn đề, hay yêu cầu thiết kế, từ đó xác định rõ những tiêu chí cần giải quyết và đưa ra phương án về sản phẩm.

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Như bạn đã thấy, các phần mềm thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong công đoạn triển khai ý tưởng. Bạn có thể không biết vẽ, nhưng bạn nhất định cần biết sử dụng phần mềm để thao tác và tạo ra phần mềm. Các Designer sẽ cần có sự nhạy bén về công nghệ, thao tác tốt và nhanh nhạy trên máy tính và chủ động tiếp thu những cập nhật mới từ các phần mềm.

Kỹ năng giao tiếp

Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nghề Designer rất cần đến kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn sẽ cần làm việc thường xuyên với khách hàng, những đối tượng có thể rất khó tính và khắt khe. Trong nhiều dự án lớn bạn còn cần phối hợp với thành viên của nhiều phòng ban khác. Nếu không biết cách lắng nghe, trao đổi hiệu quả, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong công việc.

Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa thương mại

Tạm kết

Đối với công việc thiết kế đồ họa, kỹ năng vẽ không phải kỹ năng quan trọng và bắt buộc phải có. Thay vào đó bạn nên rèn luyện vào những kỹ năng then chốt khác như giải quyết vấn đề, kỹ năng công nghệ, kỹ năng giao tiếp. Hy vọng bài viết trên của Master Media đã giúp bạn giải quyết được băn khoăn cho mình.

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.