Sự khác nhau cơ bản giữa VFX và Animation

Sự khác nhau cơ bản giữa VFX và Animation

Bạn có biết sự khác nhau cơ bản giữa VFX và Animation là gì không? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau của Master Media nhé!

Tìm hiểu về VFX

VFX, hay Visual Effects (Kỹ xảo điện ảnh) là toàn bộ quy trình thực hiện các hiệu ứng để tạo ra những hình ảnh không có thực cho một sản phẩm video. Sản phẩm video có thể là phim, video ca nhạc, video quảng cáo… Quy trình này sẽ kết hợp với những cảnh quay thật đã được đạo diễn và đội ngũ làm phim thực hiện trên phim trường. Mục đích chính của VFX là “biến không thành có”. Hiểu đơn giản là tạo ra những hình ảnh không thể tồn tại trong thực tế thành có thực trên màn ảnh.

Xem thêm: VFX là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về VFX

Các thể loại VFX

CGI (Computer Generated Imagery)

CGI là kỹ xảo được tái hiện qua các hình ảnh đồ họa trên máy tính. Những hình ảnh có thể dưới dạng 2D, 3D, tuy nhiên hình ảnh 3D đang trở nên phổ biến hơn. Các hình ảnh đều được thực hiện bằng những phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. 

Loại hình CGI được ưa chuộng nhất hiện nay là 3D Modeling hay Dựng hình 3D. Quy trình này cho phép nhà sản xuất tạo ra các mô hình ảo của bất cứ đối tượng, vật thể, không gian nào dưới định dạng 3D. Dựng hình 3D đặc biệt phổ biến trong những sản phẩm video về bối cảnh kỳ ảo như thần thoại, viễn tưởng. Thậm chí quy trình trên còn giúp các kỹ thuật viên “trẻ hóa” các nhân vật trong phim. Ví dụ như vai diễn của diễn viên kỳ cựu Robert De Niro trong phim The Irishman. Gương mặt của nam diễn viên 80 tuổi đã trẻ hơn 30 tuổi để phù hợp với tạo hình nhân vật.

Compositing

Compositing là kỹ thuật tách phông xanh, kết hợp phần mềm máy tính và cảnh quay trên phim trường. Cụ thể đoàn ghi hình sẽ thực hiện những cảnh quay trên phim trường với một lớp phông nền xanh bao quanh. Các nhà kỹ xảo sẽ tiếp nhận những video này, tách phông xanh trong đó và lồng ghép những hình ảnh cần thiết vào để tạo ra một cảnh phim theo yêu cầu. Họ cũng cần điều chỉnh màu sắc, ánh sáng, thêm một số hiệu ứng để cảnh quay tạo nên hiệu ứng thị giác như mong muốn. Compositing là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện cần có tay nghề khéo léo và mắt thẩm mỹ rất tốt. 

Motion Capture

Nếu bạn từng theo dõi video hậu trường của các bom tấn nổi tiếng như Avatar, Lords of the Ring hay The Hobbit, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp những nhà kỹ xảo thực hiện Motion Capture. Đây là loại hình kỹ xảo được thực hiện qua công nghệ bắt chuyển động. Các diễn viên sẽ mặc trang phục gắn cảm biến tại những bộ phận quan trọng và ghi hình như kịch bản. Những cử động ghi lại trên cảm biến sẽ được tái hiện lại trên máy tính và phục dựng thành các hình ảnh theo như yêu cầu.

Những công việc về VFX

Có khá nhiều công việc thú vị làm về VFX. Các công việc này sẽ phù hợp cho các bạn có gu thẩm mỹ, trí tưởng tượng tốt và sẵn sàng học hỏi về công nghệ. Những vị trí phổ biến nhất trong ngành gồm:

  • Chuyên viên dựng hình 3D – 3D Modeler.
  • Chuyên viên kỹ thuật Compositing – Compositor
  • Chuyên viên tạo hình chuyển động – Matchmoving Artist
  • Họa sĩ bối cảnh – Matter Painter

Tìm hiểu về Animation

Animation, hay Hoạt hình, là phương pháp tạo hiệu ứng chuyển động cho một chuỗi hình ảnh tĩnh. Từ đó tạo ra một video hoàn chỉnh với những hình ảnh có cử động, chuyển động tự nhiên theo một kịch bản viết sẵn. Điều đặc biệt là các hình ảnh tĩnh trong Animation đều là hình vẽ trên máy tính. Các cảnh trong Animation không được ghi hình trên phim trường. 

Xem thêm: Animation và những điều cần biết cho người mới vào nghề

Các thể loại Animation

Animation có một lịch sử lâu đời. Trải qua gần 100 năm, Animation đã phát thành nhiều thể loại khác nhau. Những thể loại chính bao gồm:

Phim hoạt hình truyền thống

Đây là những phim được thực hiện bằng phương pháp vẽ tay trên chất liệu đặc biệt. Sau đó được hoàn chỉnh và thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau. Những bộ phim hoạt hình đầu tiên của nhà Disney là ví dụ tiêu biểu cho thể loại Animation truyền thống.

Hoạt hình tĩnh vật (Stop Motion)

Đây là kỹ thuật làm phim dựa trên các hình ảnh chụp lại từng cử động của vật thể trên một bối cảnh. Những vật thể trong Hoạt hình tĩnh vật đều là những mô hình được tạo thành từ nhiều chất liệu. Shaun the Sheep là bộ phim hoạt hình tiêu biểu cho thể loại này.

Phim hoạt hình 2D (2D Animation)

2D Animation là những bộ phim được thực hiện từ các hình ảnh định dạng 2D trên máy tính. Nhìn chung phim hoạt hình 2D khá giống với phim hoạt hình truyền thống. Điểm khác biệt là các hình ảnh này đều thực hiện trên máy tính nên quy trình sản xuất nhanh gọn và linh hoạt hơn.

Phim hoạt hình 3D (3D Animation)

Đây là thể loại thường bị nhầm lẫn với VFX nhất, cụ thể là kỹ thuật 3D trong kỹ xảo. 3D Animation được tạo dựng từ các hình ảnh 3D được sáng tạo 100% trên máy tính. Các phim này không có bất cứ hình ảnh thực nào được ghi hình từ phim trường. Những hình ảnh này cũng có thể sáng tạo từ phương pháp 3D Modeling nhưng hiệu ứng thì hoàn toàn khác hẳn với phim ảnh thực.

Phần lớn phim hoạt hình hiện nay đều là 3D Animation. Các tác phẩm tiêu biểu là Frozen 2, Despicables me, Up, Inside Out…

Những công việc về Animation

Nếu theo học Animation bạn cũng không thiếu lựa chọn cho nhiều vị trí khác nhau. Những công việc phổ biến nhất gồm:

  • Chuyên viên diễn hoạt 2D/3S
  • Chuyên viên tạo khung chuyển động (Rigging Artist)
  • Chuyên viên tạo chất liệu (Texturing Artist)
  • Chuyên viên tạo sáng (Lighting Artist)
  • Chuyên viên tạo màu (Color Artist)

Sự khác nhau cơ bản giữa VFX và Animation

Đến đây chắc bạn đã hiểu phần nào sự khác nhau cơ bản giữa VFX và Animation. 

VFX là một kỹ thuật tạo các hình ảnh không có thật cho những video, clip ghi hình trực tiếp trên phim trường. Phim có VFX vẫn có các hình ảnh thật tế, người thật việc thật, có diễn viên thật đóng và ít nhiều bối cảnh thật.

Trong khi đó các vật thể và bối cảnh trong Animation đều là nhân tạo. Chúng là hình vẽ từ họa sĩ hoặc máy tính, hoặc là mô hình được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau. Những hình vẽ và mô hình này được tạo chuyển động bằng máy tính và kỹ thuật viên.

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.