Tìm hiểu bảng màu nóng lạnh và nguyên tắc phối màu quan trọng
Trong thiết kế, việc sử dụng bảng màu nóng lạnh hợp lý theo các nguyên tắc phối màu là rất quan trọng. Mỗi màu nóng và lạnh sẽ có những gam màu tương ứng khác nhau. Cùng Master Media tìm hiểu kỹ hơn về các màu sắc khi thiết kế này dưới đây.
Bảng màu nóng lạnh là gì?
Bảng màu nóng màu lạnh là những gam màu nóng, lạnh trên cùng một biểu đồ màu sắc. Đây là 2 gam màu với sự đối nghịch với nhau thể hiện như sau:
Tìm hiểu màu nóng là gì?
Màu nóng trên bảng màu nóng lạnh là những gam đỏ, da cam, vàng. Những màu nóng gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao và sự ấm áp. Do đó nếu anh em muốn không gian của gia đình thêm ấm cúng, nổi bật hơn có thể cân nhắc chọn gam màu nóng này.
Xem thêm: Gam màu nóng
Màu lạnh là gì?
Bảng màu lạnh gồm các màu sắc như xanh lá, xanh lam, màu tím. những màu sắc này tạo cảm giác mát mẻ, thư giãn, bình yên, nhẹ nhàng.Trong đó, màu xanh lam là màu bậc 1 duy nhất khi kết hợp màu tông nóng sẽ tạo nên màu lạnh bậc 2. Gam màu lạnh mang lại sự chuyên nghiệp, sự nhẹ nhõm, trầm tĩnh cho tác phẩm.
Trong thiết kế nội thất, màu lạnh được sử dụng cho không gian sở hữu diện tích nhỏ hẹp. Đây là cách để tạo hiệu ứng mở rộng diện tích, tạo không gian rộng rãi, thông thoáng hơn.
Màu xanh lục, xanh lá trong bảng gam màu nóng lạnh đại diện cho sự vững mạnh và khởi đầu mới. Đây cũng là màu của sự ganh ghét, đố kỵ với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Màu xanh lam là màu sắc của sự hòa bình, đại diện sự tươi mới, thân thiện. Mỗi cấp độ xanh làm có ý nghĩa riêng như màu xanh lam nhạt thể hiện sự thư giãn, bình yên. Màu xanh da trời đại diện sự tươi mới, tràn đầy năng lượng còn xanh dương đậm thể hiện sự tin cậy.
Nguyên tắc phối màu cơ bản trong bảng màu nóng lạnh
Cách phối màu nóng và lạnh hợp lý, hài hoà mang đến tác phẩm đẹp mắt và ấn tượng. Các nguyên tắc cơ bản để phối màu sắc nóng lạnh như sau:
Nguyên tắc thực hiện phối màu không sắc
- Trong cách phối màu này thì bạn sẽ dùng 3 màu đen, trắng, xám kết hợp với nhau. Chỉ kết hợp 3 màu này mà lưu ý không dùng thêm bất kỳ gam màu nào khác bạn nhé.
- Phối màu tương tự là kiểu phối màu mà bạn sẽ chọn lựa 3 màu liền kề nhau trên biểu đồ màu sắc. Đây là kiểu phối màu được nhiều nhà thiết kế áp dụng trong tác phẩm của mình.
- Phối màu chỏi là nguyên tắc áp dụng dùng màu bên phải hoặc bên trái của màu bổ sung trên biểu đồ màu sắc.
- Phối màu bổ sung là việc bạn áp dụng các màu đối nghịch với nhau trên cùng tác phẩm.
- Phối màu đơn sắc là bạn sẽ dùng 1 màu chính để phối các màu tương tự.
Mỗi nguyên tắc phối màu không sắc trên mang đặc điểm riêng khác biệt. Do đó bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng hiệu quả khi thiết kế.
Nguyên tắc phối màu trung tính trong bảng màu nóng lạnh
- Nguyên tắc phối màu trung tính này là việc bạn chọn lọc một màu sắc để làm màu chủ đạo. Sau đó, bạn sẽ kết hợp màu chủ đạo này với các màu sáng hoặc tối hơn.
- Phối màu bổ sung từng phần là cách bạn dùng màu chủ đạo kết hợp 2 màu ở hai bên màu bổ sung.
- Phối màu căn bản là việc bạn chọn 3 màu chính đỏ, vàng, xanh kết hợp với nhau. Cách phối màu này không được nhiều người lựa chọn bởi tạo ít điểm nổi bật cho không gian.
- Phối màu bổ sung cấp 2 là nguyên tắc phối màu theo bảng màu nóng lạnh được áp dụng nhiều. Bạn sẽ dùng màu chủ đạo để phối kết hợp với 2 màu bổ sung ở cấp 2.
- Phối màu bổ sung cấp 3 là việc bạn chọn màu chủ đạo kết hợp hài hoà với 2 màu bổ sung ở cấp 3.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Trên đây là những chia sẻ về bảng màu nóng lạnh và các nguyên tắc phối màu cơ bản. Hiểu rõ kiến thức về bảng màu và áp dụng hiệu quả giúp chúng ta có được tác phẩm thiết kế độc đáo.