Không biết từ bao giờ làm trái ngành đã trở thành một từ khóa phổ biến. Chuyện học một ngành làm một nghề giờ đã quá quen thuộc. Dễ thấy một sinh viên tài chính ngân hàng đi làm IT. Một bạn trẻ học kế toán đi làm thiết kế. Vậy vì sao chúng ta lại làm trái ngành, và làm thế nào để nhảy ngành mà hạn chế rủi ro nhất? Bài viết dưới đây sẽ mang đến lời giải đáp cho bạn.
Vì sao chúng ta quyết định làm trái ngành?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta quyết định làm trái ngành. Ngay chính những người từng nhảy ngành nhảy nghề cũng rất khó liệt kê đầy đủ lí do khiến họ quyết định như vậy. Tuy nhiên lí do thường gặp nhất là thiếu hoặc sai định hướng nghề nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là quá trình bạn tìm hiểu bản thân. Đồng thời bạn cũng tìm hiểu các lĩnh vực ngành nghề theo những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này có thể là sở thích, năng lực, tiềm năng phát triển… Qua đó bạn lựa chọn một công việc phù hợp nhất với bản thân và các tiêu chí bạn đề ra. Thông thường chúng ta hay định hướng vào các giai đoạn quan trọng. Cụ thể như tốt nghiệp cấp 3 hay tốt nghiệp đại học. Lúc đó chúng ta cần có định hướng nghề nghiệp nghiêm túc. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng thực hiện và làm đúng quá trình này.
Vì hoàn cảnh và nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta thiếu định hướng nghề nghiệp. Có người chọn bừa một ngành chỉ để đủ điểm đỗ. Có bạn chọn theo ngành Hot nhất hiện giờ vì nghe rằng ngành đó dễ tìm việc và thu nhập cao. Nhiều bạn khác chọn theo định hướng của gia đình mà chưa thực sự hiểu rõ ngành nghề ấy có hợp mình không. Tất cả đều dẫn đến hệ quả tất yếu là các bạn không thấy phù hợp với ngành trong quá trình học. Từ đó dẫn đến quyết định chuyển hướng sang ngành nghề khác sau khi tốt nghiệp.
Làm trái ngành có rủi ro gì?
Trên thực tế chuyện làm trái ngành bây giờ đã không còn quá khó khăn. Tuy nhiên vẫn có những rủi ro nhất định cho các bạn sinh viên mới ra trường.
Thứ nhất, bạn sẽ bỏ phí 4-5 năm đại học cùng các kiến thức chuyên môn sau khi ra trường. Đó không phải thời gian ngắn và bỏ qua là điều rất lãng phí. Điều này có thể khiến bản thân và gia đình bản cảm thấy tiếc nuối.
Thứ hai, bạn sẽ mất thêm thời gian để học hỏi các kiến thức mới. Điều này gần giống như học đại học lại từ đầu. Bạn còn phải tìm hiểu nơi học uy tín, thậm chí tự lo chi phí học thay vì được gia đình chu cấp như khi học đại học.
Bí kíp tránh hạn chế rủi ro
Bất cứ ai chuyển làm trái ngành đều sẽ gặp rủi ro như trên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hạn chế ít nhiều những khó khăn nếu có sự chuẩn bị trước.
Nếu đã manh nha ý định làm trái ngành, đừng đợi đến khi ra trường mới bắt đầu tính đi đâu, làm gì. Đây là một quyết định lớn và có nhiều khó khăn, vì vậy bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị từ sớm, sớm hết mức có thể. Trước tiên hãy xác định thật rõ lí do bạn muốn chuyển ngành. Chỉ vì một suy nghĩ mơ hồ là bạn thấy không hợp, một cảm xúc thoáng qua là bạn không thích. Hay thực sự cái suy nghĩ không hợp và cảm giác chán nản về ngành học đã ám ảnh bạn suốt thời gian dài. Nếu thực sự muốn chuyển và cảm thấy không thể cứu vớt, hãy bắt đầu tìm hiểu các ngành mới.
Định hướng nghề nghiệp từ đầu
Chuyện tìm hiểu ngành mới cũng giống như định hướng nghề nghiệp từ đầu. Bạn sẽ cần:
- Hiểu thật rõ bản thân: bạn yêu thích gì? Bạn có thế mạnh về điều gì? Bạn đã có những kỹ năng gì? Tính cách của bạn hợp nghề gì?
- Tìm hiểu những ngành nghề tiềm năng: có thể là các ngành hợp về năng lực, tính cách, hoặc các ngành bạn yêu thích.
- Tìm hiểu các công việc thuộc từng ngành nghề: mỗi ngành có rất nhiều công việc khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu về nội dung và yêu cầu từng vị trí. Qua đó lựa chọn 1 công việc phù hợp nhất.
- Tìm kiếm cơ hội trải nghiệm: hãy cố gắng tìm kiếm các cơ hội thực tập, cộng tác viên để có trải nghiệm thực tế. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc làm trái ngành mình lựa chọn. Đồng thời bạn cũng có thêm kinh nghiệm để theo đuổi công việc trong tương lai.
Đừng quên theo dõi Master Media qua các kênh sau để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích!
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn
Fanpage: Master Media Academy