Cách hay giúp designer tạo sự nghiệp freelance thành công
Có một thực tế là ai làm thiết kế, không sớm thì muộn, đều muốn theo đuổi sự nghiệp Freelance. Làm tự do mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực. Không chỉ tăng thu nhập, mà còn kinh nghiệm, thậm chí danh tiếng của bạn trong ngành. Làm thiết kế tự do không khó. Nhưng để xây dựng một sự nghiệp Freelance ổn định và thành công không hề dễ. Sau đây Master Media sẽ đưa ra một số bí quyết cho bạn.
Tạo một Portfolio thông minh
Đối với dân theo sự nghiệp Freelance thì Portfolio gần giống như “cần câu cơm” vậy. Bạn có tìm được job hay không? Khách có quyết định chọn bạn không? Đa số đều quyết định dựa trên Portfolio của designer.
Portfolio có thể hiểu như một bản tổng hợp các sản phẩm xuất sắc nhất của Designer. Các khách hàng khi lựa chọn designer làm tự do sẽ tham khảo Portfolio của người đó. Qua đó, khách sẽ biết designer từng làm những sản phẩm gì, phong cách sáng tạo, thế mạnh, thậm chí đánh giá về năng lực của designer ấy. Portfolio sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định hợp tác từ phía khách hàng. Như vậy đủ để bạn hiểu Portfolio có vai trò quan trọng như thế nào rồi đúng không?
Để tạo ra một Portfolio không khó. Bạn chỉ cần lựa chọn những sản phẩm mình tâm đắc, trình bày chúng theo một hình thức hấp dẫn nhất là ổn. Tuy nhiên một Portfolio thông minh sẽ đảm bảo các yếu tố sau:
- Thể hiện được cá tính sáng tạo của designer
- Thể hiện điểm mạnh của designer
- Trình bày rõ ràng và đầy đủ thông tin (tên sản phẩm, thuộc dự án sáng tạo nào, của công ty nào, ý tưởng chủ đạo…)
- Có định dạng phù hợp và dễ tiếp cận nhất tùy tình huống (có thể là file pdf, power point, thậm chí một website riêng, một tài khoản trên mạng xã hội).
Lựa chọn Job thông minh
Job là từ lóng ngắn gọn nói về các dự án sáng tạo mà dân thiết kế freelance tìm kiếm, làm việc và có thu nhập. Họ có thể tìm Job tại nhiều nguồn khác nhau như được giới thiệu, website tìm việc cho dân freelance, mạng xã hội…
Những thiết kế có sự nghiệp freelance thành công sẽ rất biết cách chọn Job. Họ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với thời điểm và tiếng tăm của bản thân. Nói cách khác, họ rất hiểu về tình huống hiện tại của mình. Từ đó họ phân tích và đưa ra quyết định chọn Job phù hợp. Nếu họ nhận thấy mình còn non tay và chưa nhiều tiếng tăm, họ cho phép mình “dễ tính” và nắm bất cứ Job nào kiếm được. Những thời điểm bận rộn hơn, họ có thể từ chối một vài Job trả phí không hấp dẫn hoặc quá mất thời gian. Những designer có tiếng tăm thì sẽ kén chọn hơn rất nhiều. Họ sẽ đầu tư thời gian và công sức cho các Job mang lợi ích lớn, bất kể đó là thu nhập, chuyên môn, hay là danh tiếng.
Đi tìm người hướng dẫn
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
Có thể bạn không tin nhưng câu nói này cũng đúng với người theo sự nghiệp freelance. Bạn hoàn toàn có thể tự đi một mình trên chặng đường ấy. Nhưng chưa chắc bạn đã đi nhanh (vì còn mải tìm lối), và sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm. Nếu được hãy cố gắng tìm một người hướng dẫn, một mentor, một người có thể phần nào đồng hành cùng bạn. Người ấy có thể là bất cứ ai. Một tiền bối trong nghề cùng làm từ những công ty hoặc dự án trước. Một người thầy bạn được theo học tại một khóa thiết kế ngắn hạn nào đó. Những người mentor sẽ đưa ra nhiều kinh nghiệm quý giá. Nhờ đó bạn vừa có thể đi nhanh (vì rút kinh nghiệm từ họ), vừa có thể đi xa nhờ những lời chỉ dẫn.
Tự đánh giá các khách hàng
Khách hàng là thượng đế. Đúng vậy, nhưng có là thượng đế thì đến mùa deadline dí, lúc không thèm tiền, hoặc “healing time” thì designer vẫn có quyền từ chối. Và để biết nên giữ, nên chối vị thượng đế nào, designer cần biết đánh giá họ. Có thể đánh giá trên nhiều hoặc một số tiêu chí quan trọng với bạn. Ví dụ như tính chuyên nghiệp, mức lương, thời gian thanh toán, thậm chí mức độ “hợp cạ” trong công việc. Nhờ vậy bạn sẽ có góc nhìn chính xác và khách quan nhất về các khách hàng mà mình làm việc. Từ đó bạn chủ động hơn với các quyết định của mình. Ví dụ như mùa cao điểm, bạn có thể từ chối những thượng đế tệ nhất hoặc dành ưu tiên cho những đối tác chuyên nghiệp nhất.
Xem thêm: Khóa học thiết kế đồ họa
Rèn luyện kỹ năng mềm
Theo sự nghiệp Freelance gần giống như khởi nghiệp vậy. Bạn hầu như phải làm mọi thứ từ A – Z. Từ tìm Job, liên tục trao đổi thậm chí mặc cả với khách, theo dõi tiến độ thanh toán. Để cân được tất cả những phần việc trên bạn cần có nhiều kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm mà người làm Freelance thường có bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp và thỏa thuận với khách hàng
- Kỹ năng lên kế hoạch
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng quản lý chi phí
Chủ động học hỏi và rèn luyện những kỹ năng trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong sự nghiệp làm Freelance.
Có thể nói sự nghiệp freelance biến động rất nhiều và phụ thuộc vào thị trường. Hy vọng bài viết trên của Master Media đã giúp bạn có một sự nghiệp freelance thành công. Chúc bạn sớm trở thành một Freelancer thật thành công trong tương lai nhé!