Figma là gì? Giải mã sức hút mang tên Figma

Figma là gì? Giải mã sức hút mang tên Figma

Người làm design chuyên nghiệp, đặc biệt là thiết kế UI/UX chắc chắn đều biết về Figma. Vậy Figma là gì và vì sao lại “nổi tiếng” với dân thiết kế? Bài viết sau đây từ Master Media sẽ giúp bạn khám phá thêm một thuật ngữ trong ngành design.

Figma là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm Figma là gì, chúng ta nên điểm qua về thuật ngữ Thiết kế UI/UX. UI/UX Design thường được hiểu là thiết kế giao diện và trải nghiệm trên các website. Cách sắp xếp bố cục, chữ, hình ảnh, các đầu mục trên web và cách người dùng bấm chọn, trải nghiệm trên website. Tất cả đều là sản phẩm của người làm thiết kế UI/UX.

Figma là gì?
Figma là gì?

Vậy Figma có liên quan gì đến UI/UX Design?

Figma là một ứng dụng hỗ trợ thiết kế, đặc biệt là UI/UX Design. Ứng dụng này tích hợp nhiều công cụ cho phép designer tạo ra các thành phần thiết kế cần thiết cho website. Cách hoạt động của Figma tương đối giống với Canva. Bạn có thể thoải mái sử dụng trực tuyến bằng cách truy cập website của Figma. Đồng thời bạn vẫn download được ứng dụng Figma về thiết bị để làm việc mọi lúc mọi nơi. 

Ngoài hỗ trợ thiết kế website, Figma còn có thể sử dụng để tạo bài đăng trên mạng xã hội và nhiều dự án sáng tạo khác.

Sự ra đời của Figma

So với nhiều ứng dụng hỗ trợ thiết kế khác thì Figma có tuổi đời khá non trẻ. Ứng dụng được giới thiệu bản dùng thử vào cuối năm 2015. Trước phản ứng tốt từ người dùng, Figma dần được hoàn thiện và chính thức ra mắt vào tháng 09 năm 2016. Từ đó ứng dụng đã được đông đảo cộng đồng thiết kế tin dùng. 

Tháng 10/2019, Cộng đồng Figma Community ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới. Đây là địa chỉ để các nhà thiết kế web xuất bản và giới thiệu các sản phẩm của mình. Qua đây họ có thể quảng bá thêm về năng lực bản thân. Đồng thời họ góp phần tạo nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các designer khác. 

Tháng 04/2021, Figma tiếp tục cho ra mắt công cụ mới mang tên FigJam. Công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc ghi chú và thiết kế các biểu tượng cảm xúc.

Sự ra đời của Figma
Sự ra đời của Figma

Những ưu điểm nổi bật của Figma là gì?

Không phải tự nhiên mà Figma được đông đảo cộng đồng thiết kế UI/UX ưa dùng. Ứng dụng này mang đến rất nhiều tiện ích thiết kế cho người sử dụng.

Tính tương thích cao

Các nhà thiết kế UI/UX có thể phải làm việc trên nhiều hệ điều hành, thiết bị khác nhau. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm của họ. Một sản phẩm có thể gọn gàng đẹp mắt trên hệ điều hành và máy tính này. Nhưng nếu chuyển sang một môi trường công nghệ khác sản phẩm lại trở nên biến hình thậm chí không thể hiển thị.

Figma sẽ giải quyết khó khăn đó chỉ trong một nốt nhạc. Với phiên bản website, Figma có thể được truy cập và sử dụng trên hầu hết hệ điều hành phổ biến như MacOS, Windows, hay Linux. Phiên bản ứng dụng cho phép Figma đặc biệt linh hoạt trên máy tính, điện thoại, và các thiết bị điện tử khác. Tiện ích này cho phép các designer sử dụng Figma tại bất cứ đâu họ muốn.

Tính tương thích cao
Tính tương thích cao

Cho phép tạo nhiều layout trong một sản phẩm

Nhiều ứng dụng hiện nay chỉ cho phép designer tạo lập và hiển thị 1 layout cho một sản phẩm. Figma thì khác. Ứng dụng này sở hữu tính năng quản lý nhiều artboard cùng một lúc. Nhờ vậy mà designer thoải mái xây dựng nhiều layout khác nhau với đa dạng kích thước cho cùng một sản phẩm thiết kế. Họ không cần xử lý nhiều thao tác bất tiện như tạo tệp mới, di chuyển chuột để hiển thị các layout.

Xem thêm: Những tính năng của Figma mà UI/UX Designer nên biết

Hỗ trợ xuất file đa dạng và chất lượng cao

Figma hỗ trợ thiết kế hình ảnh dưới định dạng vector. Nhờ đó chất lượng ảnh không bị thay đổi theo định dạng file. Đặc điểm trên cho phép người dùng thoải mái xuất file ảnh dưới mọi định dạng như JPG, PNG, SVG, PDF mà không cần lo lắng về chất lượng.

Khuyến khích hoạt động teamwork

Nhiều dự án thiết kế hiện nay yêu cầu hoạt động phối hợp theo đội nhóm. Nhiều designer sẽ cùng thực hiện sáng tạo một sản phẩm UI/UX cụ thể. Figma có thể tối ưu hoạt động đó. 

Thứ nhất, ứng dụng có tính năng design và prototyping. Qua đó các thành viên dễ dàng đưa ra nhận xét về thiết kế. Người làm có thể nhanh chóng cập nhật qua Email hoặc Slack, ghi lại ý kiến của mọi người và hoàn thiện thiết kế.

Thứ hai, Figma hỗ trợ truy cập đa thành viên giống như cách hoạt động của Google Docs. Những người xem và chỉnh sửa file đều được hiển thị avatar kèm tên trên file. Các thay đổi được thực hiện bởi ai đều cập nhật  để mọi người cùng theo dõi tiến trình.

Khuyến khích hoạt động teamwork
Khuyến khích hoạt động teamwork

Dễ dàng chia sẻ

Các designer thường phải chia sẻ sản phẩm thiết kế cho nhiều bên để nhận góp ý. Nhiều người phải xuất file và gửi lại qua nhiều nền tảng một cách khá bất tiện. Với Figma, thay vì làm vậy họ chỉ cần chia sẻ với một đường link. Figma hoạt động trên nền tảng website nên rất linh hoạt trong phần chia sẻ. Bạn chỉ cần copy đường link web đang làm việc và gửi lại với người cần nhận thiết kế là xong. Thậm chí bạn có thể phân quyền chỉnh sửa Link to selected frame. Từ đó người nhận Link sẽ xem được thiết kế ngay thời điểm bạn chia sẻ.

Hỗ trợ lưu trữ trên hệ thống đám mây

Bạn lo sợ các thiết kế kỳ công của mình không còn nơi lưu trữ trên máy? Đừng lo bởi Figma sẽ giải quyết vấn đề này chỉ trong nháy mắt. Ứng dụng hỗ trợ lưu trữ online trên hệ thống Cloud. Các file đều được đảm bảo an toàn nếu thiết bị lỗi, mất điện, hoặc ngắt kết nối. Cách lưu trữ này cũng cho phép người dùng và sắp xếp file theo từng thư mục, chia thành nhiều page.

Lời kết

Có thể thấy Figma là một công cụ rất ưu việt. Không chỉ hỗ trợ đắc lực cho thiết kế UI/UX, Figma cũng có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau. Hiểu biết thêm về phần mềm này sẽ giúp bạn có thêm một công cụ để phục vụ cho công việc design. Hy vọng bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin có ích cho bạn.

Xem thêm

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.