Game Artist và Game Design có gì khác nhau?

Game Artist và Game Design có gì khác nhau?

Nhiều bạn nhầm tưởng Game Artist và Game Design là một. Nhưng thực tế thì hai lĩnh vực này hoàn toàn khác nhau. Hiểu rõ và hiểu đúng về hai lĩnh vực sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn. Sau đây Master Media sẽ giúp bạn khám phá thêm về Game Artist và Game Design nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin có ích cho bạn.

Game Design là gì?

Game Design, hay Thiết kế Game tập trung sáng tạo ý tưởng cho toàn bộ trò chơi. Một Game hoàn chỉnh được tạo thành từ rất nhiều yếu tố. Các yếu tố chính bao gồm: Nhân vật, bối cảnh, luật chơi, cốt truyện, nền tảng kỹ thuật (web, ứng dụng). Mỗi yếu tố này đều cần có ý tưởng để thực hiện. Những ý tưởng này cần có tính độc đáo, có tiềm năng thu hút người chơi và có tính khả thi. Những người làm Game Design sẽ tạo ra tất cả những ý tưởng trên. Họ cũng trực tiếp điều phối và theo dõi quá trình triển khai các ý tưởng. Mục đích cuối cùng của họ là tạo ra trò chơi hoàn chỉnh với ý tưởng đã được đưa ra. 

Game Design là gì?
Game Design là gì?

Phạm vi công việc

Nói đến đây chắc bạn đã hiểu phần nào về công việc của Game Design. Phạm vi làm việc của đối tượng này vô cùng lớn, hầu như can thiệp vào mọi bộ phận và quy trình làm Game. Cũng vì vậy mà người làm Thiết kế Game đóng vai trò rất quan trọng trong đội ngũ. Thiếu đi họ cũng giống như thiếu đi những con át chủ bài làm nên thành công của Game.

Các công việc thuộc về Game Design

Những người làm Game Design thường được gọi chung là Game Designer. Công việc của họ sẽ khác nhau tùy theo từng dự án tham gia. Những game quy mô nhỏ, đơn giản và dễ thực hiện có thể chỉ cần một Game Designer. Họ sẽ phụ trách toàn bộ phần việc thuộc về Thiết kế Game, từ ý tưởng về hình ảnh, kỹ thuật, cũng như luật chơi. Các dự án lớn sẽ chia theo chuyên môn, mỗi chuyên môn do một Game Designer phụ trách. Các vị trí Game Designer trong những dự án như thế này thường bao gồm:

  • Scripting Designer: phụ trách ý tưởng về kỹ thuật xây dựng Game. Cụ thể như ý tưởng về code, lập trình, tạo ra nền tảng game chạy mượt mà và tương thích với nhiều thiết bị công nghệ. Vị trí này yêu cầu kiến thức tốt về công nghệ thông tin, máy tính. Đây cũng là công việc phù hợp với các bạn tốt nghiệp những chuyên ngành trên và có đam mê về Game.
  • System Designer: chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các hệ thống quan trọng của Game. Đây cũng là vị trí thiên về kỹ thuật, có khả năng phân tích dữ liệu tốt. 
  • Gameplay Designer: là người sáng tạo luật chơi, cách thức chơi trong Game. Vị trí này cần có tư duy logic nhạy bén nhưng vẫn sáng tạo, độc đáo đủ để đưa ra lối chơi ấn tượng nhất. Công việc này khá cởi mở với nhiều bạn trẻ, bất cứ ai đam mê về Game và có tố chất phù hợp.

Xem thêm: Khóa học thiết kế game 3D

Các công việc thuộc về Game Design
Các công việc thuộc về Game Design

Game Artist là gì?

Nếu như Game Design “cân” gần hết mọi yếu tố trong Game, thì công việc của Game Artist chỉ tập trung vào yếu tố hình ảnh. Đúng như tên gọi: Game Artist hay Nghệ sĩ làm Game, người trong lĩnh vực này sẽ phụ trách khâu mỹ thuật. Nói như vậy không có nghĩa công việc của Game Artist sẽ nhẹ nhàng hơn so với Game Design. Game có đẹp hay không? Nhân vật và bối cảnh có sinh động, đủ hấp dẫn người xem hay không? Tất cả là nhờ cả vào bàn tay sáng tạo tài hoa của người làm Game Artist. 

Các công việc thuộc về Game Artist

Những vị trí làm Artist phổ biến nhất trong Game thường bao gồm:

  • Concept Artist: phụ trách phác thảo, tạo hình ban đầu cho mọi đối tượng trong Game. Những đối tượng này có thể gồm nhân vật, động vật, nội thất, xe cộ, thiết bị, … Họ nhận ý tưởng từ Game Designer, sau đó phác thảo chi tiết qua công cụ của mình. Những bản vẽ của họ sẽ là cơ sở để các vị trí khác thuộc đội Game Artist sáng tạo và hoàn thiện. Vị trí này yêu cầu kỹ năng vẽ minh họa tốt, trí tưởng tượng phong phú, có kiến thức về mỹ thuật.
  • 3D Modeller: là người xây dựng mô hình của các đối tượng Game thành định dạng 3D trên máy. Họ tiếp nhận bản vẽ từ Concept Artist, lắng nghe ý tưởng từ phía Game Design để sáng tạo nên mô hình. Người làm 3D Modeller cần có trí tưởng tượng tốt, nhạy bén với các phần mềm thiết kế và biết khai thác các chi tiết.
  • Texture Artist: thực hiện phần việc xây dựng chi tiết cho mô hình được bàn giao lại từ 3D Modeller. Họ sẽ thêm thắt các chi tiết như ánh sáng, màu sắc, chất liệu, phối cảnh, hiệu ứng hình ảnh… Qua đó các mô hình sẽ trở nên sống động và chân thực hơn.
  • 3D Animator: phụ trách tạo chuyển động cho các mô hình được hoàn thiện trong Game, ví dụ như nhân vật, con vật, xe cộ. Họ cũng tạo hiệu ứng chuyển động cần thiết như góc quay camera, ánh sáng… Họ cần đảm bảo các đối tượng trong Game có chuyển động tự nhiên, tinh tế và mượt mà nhất.
Các công việc thuộc về Game Artist
Các công việc thuộc về Game Artist

Mức lương của Game Artist và Game Design

Tại Việt Nam, mức lương trung bình/năm cho Game Design dao động trong dải lớn từ khoảng 337 triệu đồng đến 543 triệu đồng. Cụ thể, 337 triệu/năm là mức thu nhập trung bình của các bạn mới vào nghề. 543 triệu/năm là mức trung bình của Game Designer lâu năm.

Với Game Artist, các vị trí về 3D đang được ưu ái tuyển dụng nhiều nhất. Mức thu nhập trung bình của vị trí này rơi vào khoảng 215 – 360 triệu đồng/năm. 215 triệu/năm cho các bạn mới vào nghề, 360 triệu/năm là mức trung bình của người đạt cấp bậc Senior.

Tạm kết

Trên đây là bài viết giới thiệu về Game Artist và Game Design. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn và phân biệt rõ hai khái niệm nêu trên. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp với mong muốn và định hướng bản thân.

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.