Layoff có thể xảy ra với bất cứ ai, bạn không phải ngoại lệ!

Layoff có thể xảy ra với bất cứ ai, bạn không phải ngoại lệ!

Tình trạng Layoff đang là từ khóa nóng hiện nay. Điều đáng sợ là Layoff có thể xảy ra với bất cứ ai đang có việc làm ổn định. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm này, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết sau của Master Media nhé!

Tình trạng Layoff nghiêm trọng tới mức nào?

Trải nghiệm của một người bị Layoff

Bạn đang làm việc tại một công ty khá danh tiếng. Bạn luôn hoàn thành đầy đủ các phần việc của bản thân. Sếp chưa từng đưa ra những phản hồi tiêu cực về bạn. Một ngày nọ, bạn vẫn miệt mài làm việc thì được sếp gọi vào phòng họp. Sếp nhẹ nhàng hỏi thăm vài câu, rồi từ từ dẫn dắt đến nội dung chính của cuộc trò chuyện. Bạn bị sa thải, hay nói chính xác là nằm trong danh sách Layoff. Công ty đang trong thời gian khó khăn nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Không may mắn thay vị trí bạn làm thuộc phần cắt giảm đó. Chỉ một tuần từ ngày thông báo, bạn phải sắp xếp mọi phần việc còn dang dở và rời khỏi vị trí mình đang làm. Lời chia tay được nói ra thật nhẹ nhàng, nhưng vẫn khiến tâm trí bạn sang chấn.

Trải nghiệm của một người bị Layoff
Trải nghiệm của một người bị Layoff

Vì sao bạn lại là cái tên được lựa chọn? Bạn đâu làm gì sai? Thậm chí bạn còn rất cố gắng với công việc của mình. Hàng loạt câu hỏi xuất hiện trong đầu bạn. Nhưng có thắc mắc đến mấy bạn cũng khó mà tìm được câu trả lời thỏa mãn. Sự thật phũ phàng vẫn ở đó, bạn đã mất việc. Những cảm xúc tiêu cực sẽ kéo đến, từ buồn bã, tổn thương, tức giận, lo lắng. Chúng có thể kéo dài cho đến khi bạn tìm được một công việc mới.

Layoff thực sự đáng sợ

Layoff có thể hiểu là hành động cắt giảm nhân sự của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty. Vì nhiều lý do, chủ yếu do vấn đề tài chính mà các đơn vị trên phải quyết định cắt giảm nhân sự. Nhìn chung đây là tình huống không mong muốn. Hầu hết nhân viên bị Layoff vẫn có cơ hội quay trở lại khi công ty đã phục hồi về khả năng tài chính. 

Trên đây là những giải thích chung về tình trạng Layoff. Và những đoạn dẫn mở đầu trên chính là những trải nghiệm đặc trưng của các nhân viên bị sa thải. Bạn cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra với mình? Cuối năm 2022, Shopee được cho là đã thực hiện đợt cắt giảm lớn tại Việt Nam. Sang năm 2023, Baemin – ứng dụng công nghệ giao đồ ăn nổi tiếng từ Hàn Quốc tuyên bố ngừng hoạt động tại Việt Nam. Kéo theo hệ quả hầu như toàn bộ nhân viên Baemin, từ các vị trí nhân viên đến quản lý cao cấp bị Layoff. Đầu năm 2024, Lazada tuyên bố cắt giảm 30% nhân sự tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Layoff có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Layoff có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Layoff đã đến gần hơn bạn nghĩ và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Những người có thâm niên làm việc đến 10 năm, thậm chí quản lý cao cấp. Vì cớ gì bạn cho rằng mình có thể an toàn nằm ngoài vòng rủi ro đó? Đây chính là điều đáng sợ nhất của tình trạng Layoff. 

Xem thêm: Thất nghiệp có đáng sợ và những cách giúp bạn vượt qua

Nên làm gì để vượt qua tình trạng Layoff?

Cách thức dễ dàng nhất để vượt qua Layoff là tìm hiểu và chuẩn bị từ trước. Không khó để nhận ra những đối tượng “mong manh” nhất khi bị Layoff là người có lối sống kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Bạn luôn cần có nguồn tích trữ về tài chính cho những rủi ro bất chợt. Thời gian bị Layoff chính là một trong những rủi ro siêu to khổng lồ nhất.

Về những cách thức chi tiết để vượt qua tình trạng Layoff, xin được trích dẫn bài viết của chị Hannah Dinh. Giữ chức vụ Scaled Operations Manager với hơn 3 năm làm việc tại Google, không ít năm kinh nghiệm tại Meta, chị Hannah đã có những quan sát thực tế về tình trạng Layoff. Bản thân chị và gia đình cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ quyết định Layoff từ các công ty lớn. Dưới đây là những lời khuyên được rút ra từ chính câu chuyện của chị và chồng mình.

Nên làm gì để vượt qua tình trạng Layoff?

“Hai năm trước, ngay giữa đại dịch COVID, ngành dầu và khí đốt không thực sự ổn. Tại thời điểm đó, chồng mình đã gắn bó gần 10 năm cho một công ty thuộc top đầu lĩnh vực. Mình vẫn nhớ ngày nọ anh nhắn, rằng anh nằm trong nhóm bị cắt giảm. Sẽ là nói dối nếu mình phủ nhận dần tin nhắn đó không khiến mình choáng váng. Tuy nhiên chúng mình đều đã chuẩn bị cho điều này và chồng mình đang trong quá trình phỏng vấn cho một công ty công nghệ lớn. Dù công ty cũ đưa ra một khoản bồi thường hào phóng, anh vẫn quyết định nhận việc mới ngay giữa quy trình cắt giảm. Dưới đây là cách chúng mình đã làm:

Hãy chuẩn bị tâm lý

Chồng mình đã từng đề cập đến nguy cơ bị cắt giảm, đặc biệt là trong ngành dầu mỏ và khí đốt. Hãy hiểu rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công việc của bạn như suy thoái kinh tế, thay đổi chiến lược, tái cấu trúc. Mình từng làm với Meta và chỉ vài tháng sau khi bắt đầu, team mình đã bị tái cơ cấu. Công việc không ở lại mãi mãi. Điều đó đã giúp chúng mình không quá sốc khi nhận tin.

Hành động

– Hãy đưa ra những lựa chọn có thể nếu một ngày bạn mất việc. Bạn sở hữu những kỹ năng nào cho công ty / lĩnh vực khác? Bạn có thể di chuyển đến một đất nước khác để tìm việc? Bạn có một nguồn khác để hỗ trợ thu nhập?

– Luôn luôn học tập, mài giũa kỹ năng, mở rộng mối quan hệ và chăm chút cho thương hiệu cá nhân của bạn. Ví dụ như LinkedIn profile.

Đi tìm giúp đỡ

– Đừng ngại chia sẻ về khoảnh khắc mong manh của bạn với người bạn yêu thương, tin tưởng.

– Hãy chủ động tìm đến những mạng lưới kết nối online và cả offline, nghiên cứu việc làm trên mạng xã hội, trang web tìm việc làm. Mình tin sẽ luôn có ai đó sẵn lòng giúp đỡ bạn!”

Xem thêm

Liên hệ ngay

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.