Phân biệt Multimedia và Graphic Design, có gì khác nhau?
Có rất nhiều bạn đang không biết cách phân biệt Multimedia và Graphic Design. Hai lĩnh vực này có gì khác biệt và mang đến cơ hội phát triển ra sao? Chỉ khi hiểu đúng hai khái niệm này, các bạn mới đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Hãy cùng khám phá thêm với Master Media trong bài viết sau đây nhé.
Phân biệt Multimedia và Graphic Design: khác nhau từ định nghĩa
Multimedia là gì?
Multimedia – hay Truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực rộng lớn về truyền thông. Qua đó những nội dung cần được truyền tải đến một tập đối tượng cần thiết có thể chia sẻ qua nhiều nguồn kênh và hình thức khác nhau. Các nguồn kênh có thể là Internet, Truyền hình, Đài phát thanh, báo in, biển hiệu, poster… Hình thức của nội dung cũng rất đa dạng, bao gồm âm thanh (podcast, bài hát, bài phát biểu..), cho đến video (phim quảng cáo, phim ngắn), hay hình ảnh (poster, banner, biển hiệu)…
Sự đa dạng này dẫn đến số lượng nội dung thiết kế khổng lồ cần được sáng tạo từng ngày, từng giờ. Nhu cầu đó mang đến cơ hội việc làm không hề nhỏ cho những người làm về ngành sáng tạo nội dung như content creator, designer…
Graphic Design là gì?
Graphic Design còn được biết đến với cái tên Thiết kế đồ họa. Khái niệm này chỉ về một lĩnh vực và một công việc chuyên sâu vào sáng tạo các thiết kế phục vụ mục đích thương mại. Những sản phẩm này được tạo thành từ các ý tưởng về cách sắp xếp bố cục hình ảnh, câu chữ, lựa chọn màu sắc… Mục đích cuối cùng là sản phẩm phải đẹp mắt và truyền tải đúng nội dung mà khách hàng yêu cầu. Những sản phẩm thiết kế đồ họa sẽ thu hút tập đối tượng tiềm năng, khuyến khích họ hành động đúng như khách hàng mong muốn. Các sản phẩm tiêu biểu bao gồm: logo, banner, poster quảng cáo, biển hiệu, brochure, tờ rơi…
Những người làm Thiết kế đồ họa chính là các chuyên viên Thiết kế – Graphic Designer. Họ sẽ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, lên ý tưởng và trực tiếp tạo ra sản phẩm thiết kế.
Địa điểm làm việc của Multimedia và Graphic Design
Qua những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã thấy sự khác biệt cơ bản giữa Multimedia và Graphic Design. Truyền thông Đa phương tiện là một lĩnh vực tổng hợp vô cùng rộng lớn. Trong khi đó Thiết kế đồ họa sẽ chuyên sâu vào một lĩnh vực nhỏ hơn, vào quảng cáo và truyền thông về thương hiệu. Sự khác biệt cơ bản này cũng dẫn đến những môi trường làm việc tương đối khác nhau giữa hai lĩnh vực.
Đối với Multimedia, địa điểm làm việc sẽ đa dạng và rộng mở hơn rất nhiều. Các bạn học Truyền thông đa phương tiện có rất nhiều lựa chọn về môi trường, thậm chí lĩnh vực con để làm việc. Các bạn có thể làm về điện ảnh, ca nhạc, truyền thông, báo chí, thậm chí Game. Từ đó, môi trường làm việc của các bạn có thể nằm trong danh sách sau:
- Đài truyền hình, công ty truyền thông báo chí
- Các xưởng phim, công ty sản xuất phim
- Các công ty truyền thông, quảng cáo
- Công ty sản xuất Game
- Agency chuyên về sáng tạo, thiết kế
Đối với nghề Graphic Design, lĩnh vực chỉ tập trung ngành Thiết kế. Bởi vậy lựa chọn về địa điểm làm việc có phần giới hạn hơn so với ngành Multimedia. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể tìm kiếm rất nhiều cơ hội việc làm ở những môi trường sau đây:
- Bộ phận Marketing và Thiết kế tại các công ty có thương hiệu
- Agency, đơn vị outsource chuyên sâu về Thiết kế
- Làm Freelance theo dự án sáng tạo
Cơ hội việc làm ngành Multimedia và Graphic Design
Dù bạn lựa chọn ngành nào, Multimedia hay Graphic Design, bạn đều có nhiều cơ hội để phát triển chuyên sâu với nghề. Điều khác biệt là lĩnh vực Graphic Design rõ ràng hơn về chuyên môn, phần nào ít đa dạng hơn so với ngành Multimedia. Công việc chính của ngành sẽ là Chuyên viên Thiết kế đồ họa. Mức lương trung bình của người mới vào nghề cho vị trí này sẽ là 9 – 11 triệu đồng/tháng.
Đối với Multimedia, các lựa chọn nghề nghiệp sẽ đa dạng hơn rất nhiều. Dưới đây là danh sách các việc làm Truyền thông đa phương tiện để bạn tham khảo:
Sản xuất phim
- Dựng phim
- Chuyên viên kỹ xảo
- Chuyên viên quay dựng
- Chuyên viên ánh sáng
- Biên tập phim, video
Truyền hình, báo chí
- Biên tập viên truyền hình
- Chuyên viên dựng phim phóng sự
- Phát thanh viên
- Nhiếp ảnh gia báo chí
- Thiết kế dàn dựng trang báo
- Quảng cáo, truyền thông
- Chuyên viên thiết kế
- Chuyên viên nội dung (Content creator)
- Chuyên viên dựng phim quảng cáo
Thiết kế chuyên nghiệp
- Họa sĩ minh họa (Illustration Artist)
- Họa sĩ tạo hình 3D (3D Modeller)
- Họa sĩ tạo chuyển động 3D (3D Animator)
- Họa sĩ vẽ tạo hình (Concept Artist)
Ngoài ra còn có một số công việc cho lĩnh vực đặc thù khác như Nhiếp ảnh gia, Họa sĩ truyện tranh, Họa sĩ chuyên nghiệp…
Lời kết
Đến đây, hy vọng bạn đã hiểu và biết cách phân biệt Multimedia và Graphic Design. Những hiểu biết này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn với sở thích và định hướng bản thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu bài viết của Master Media.