Thiết kế 2D có còn Hot? Có nên học thiết kế đồ họa 2D?

Thiết kế 2D có còn Hot? Có nên học thiết kế đồ họa 2D?

Giữa thời đại thiết kế 3D đang thịnh hành, nhiều câu hỏi được đặt ra về thiết kế 2D. Liệu ngành này có còn Hot? Có nên học thiết kế đồ họa 2D trong thời gian hiện nay? Dưới đây là phần giải đáp cho những câu hỏi trên.

Trước tiên, đừng nhầm lẫn Thiết kế 2D và Thiết kế Đồ họa 2D

Rất nhiều bạn nghĩ rằng Thiết kế 2D và Thiết kế Đồ họa 2D giống nhau. Tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng giữa hai khái niệm trên. Sự hiểu nhầm này cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định học thiết kế đồ họa 2D hay không.

Thiết kế 2D là khái niệm về lĩnh vực sáng tạo và thiết kế nói chung. Những công việc yêu cầu sáng tạo và thiết kế phải sử dụng kỹ thuật 2D có thể hiểu là Thiết kế 2D. Những vị trí làm 2D trong Graphic Design, Animation, Game, Film, thậm chí trong Kiến trúc, Xây dựng là ví dụ của Thiết kế 2D.

Trong khi đó, Thiết kế Đồ họa 2D chỉ nói về lĩnh vực Thiết kế Đồ họa hay Graphic Design. Người làm hay học Thiết kế Đồ họa 2D sẽ tạo ra các sản phẩm bằng kỹ thuật 2D. Những sản phẩm này phục vụ cho hoạt động thương mại như Quảng cáo, PR, Marketing cho các nhãn hàng. Một số ví dụ tiêu biểu bao gồm logo, biển hiệu cửa hàng, banner quảng cáo, standee hay thậm chí đồng phục…

Thiết kế 2D là gì? Làm sao để trở thành chuyên gia đồ họa 2D?

Thiết kế 2D gồm những mảng nào?

Sau khi phân biệt rõ hai khái niệm trên, chắc phần nào bạn đã hình dung ra đáp án cho câu hỏi trên. Thiết kế 2D có ứng dụng rất rộng lớn. Đồng ý rằng 3D đang rất được ưa chuộng, nhưng điều đó không đồng nghĩa là 2D đã mất đi sức hút của mình. Thiết kế 2D sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như quy trình và kỹ thuật đơn giản hơn so với 3D. Dễ tương thích với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ hoài cổ đến hiện đại. Chính bởi những ưu điểm trên mà 2D vẫn được tin dùng trong nhiều lĩnh vực:

Graphic Design

Phần lớn sản phẩm Thiết kế Đồ họa thương mại hiện nay vẫn sử dụng kỹ thuật về 2D. Từ các bộ nhận diện thương hiệu như logo, đồng phục, website cho đến sản phẩm quảng cáo: banner, bao bì sản phẩm, standee… Sự đơn giản và linh hoạt của thiết kế 2D cho phép các designer tạo ra những sản phẩm thiết kế nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu thiết kế liên tục từ các nhãn hàng. 

Animation

Kỹ thuật về 2D xuất hiện trên nhiều seri phim hoạt hình trên Youtube, truyền hình cũng như điện ảnh. Bạn hãy thử thưởng thức những tác phẩm 2D thuần túy rất xuất sắc như If Anything Happens I Love You (2020) – phim ngắn 2D được sản xuất độc quyền bởi Netflix, dựng hoàn toàn bằng Adobe Premiere. Các tác phẩm điện ảnh như Klaus (2019), Wolfwalkers (2020) cũng ghi dấu ấn với nhiều người yêu phim.

Game

Đừng vội nghĩ rằng Game hiện nay chỉ ở định dạng 3D? Nhiều bộ Game, đặc biệt là Game Mobile thuần túy vẫn dùng thiết kế 2D. Điển hình như Hollow Knight, Ori and the Blind Forest, Stardew Valley, Helltaker… Thế giới trong các Game được tạo hình rất sống động và bắt mắt. Những Game này cũng thu hút số lượng người chơi không hề thua kém nhiều bộ Game có thiết kế 3D.

Tiêu chí trở thành chuyên gia thiết kế 2D

Đảm bảo yêu cầu về trình độ

Người làm thiết kế 2D phải có bằng cao đẳng hoặc đại học về thiết kế bằng máy tính và vẽ thiết kế nếu bạn muốn làm việc ở vị trí vẽ kỹ thuật. Và những người muốn làm việc ở các vị trí sáng tạo thường cần có bằng cử nhân.

Đối với các nhà thiết kế làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật như thiết kế kỹ thuật hoặc kiến ​​trúc, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu các dự án bổ sung trong chuyên ngành liên quan. Các chủ đề bao gồm các nguyên tắc thiết kế, thiết kế máy tính, nghệ thuật studio, kỹ thuật in, sản xuất đồ họa và thiết kế website. Ngoài ra, các 2D designer cũng cần thường xuyên luyện tập, trau dồi kỹ năng công nghệ, cập nhật các phần mềm mới.

Tiêu chí trở thành chuyên gia thiết kế 2D

Đảm bảo về mặt kỹ năng cần thiết

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) tuyên bố rằng các nhà thiết kế đồ họa 2D cần có những kỹ năng quan trọng sau:

  • Khả năng vẽ và chuyên môn về thiết kế bằng máy tính, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế như AutoCAD.
  • Khả năng đối xứng, thiết kế, cân bằng và không gian trong việc tạo ra các bản vẽ cơ khí.
  • Đúng hạn với deadline.
  • Tương tác hiệu quả với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Triển vọng việc làm và thu nhập.
Theo BLS, nghề thiết kế 2D có tỷ lệ tăng trưởng việc làm thấp. Dự kiến ​​sẽ tăng 1% từ năm 2014 đến năm 2024 . Triển vọng việc làm tốt nhất là dành cho nhân viên trong ngành thiết kế chuyên môn và thiết kế hệ thông máy tính. Cạnh tranh cho các vị trí thiết kế thường rất cao. Các ứng viên được đào tạo chính quy và có kỹ năng truyền thông kỹ thuật số sẽ có lợi thế hơn.

Có nên học thiết kế đồ họa 2D?

Câu trả lời là Có. Bởi lẽ hầu hết các sản phẩm thiết kế đồ họa hiện nay đều sử dụng kỹ thuật 2D. Điều này xuất phát từ những đặc điểm riêng của ngành. Các nhãn hàng luôn có những chiến dịch quảng cáo, marketing theo tháng, thậm chí theo tuần. Điều này dẫn đến nhu cầu lớn và liên tục về các sản phẩm thiết kế đồ họa. Để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt trong thời gian ngắn, các graphic designer vẫn tin dùng thiết kế 2D hơn. 

Ngoài ra, học thiết kế đồ họa 2D không đồng nghĩa với việc giới hạn ở lĩnh vực này. Bạn có thể học hỏi và tham khảo thêm nhiều lĩnh vực và kỹ thuật khác. Những người làm về đồ họa 2D vẫn có thể học kỹ thuật 3D để ứng dụng cho một số sản phẩm của mình. 

Lời kết

Mặc dù không còn là xu hướng hàng đầu nhưng Thiết kế 2D vẫn có những chỗ đứng vững chắc. Graphic Design chính là một trong số đó. Nếu bạn yêu thích và muốn theo học Thiết kế Đồ họa 2D của Master Media, đừng bỏ lỡ lĩnh vực thú vị này nhé.

Xem thêm

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.