Tiết lộ toàn bộ quy trình các bước thiết kế Game

Tiết lộ toàn bộ quy trình các bước thiết kế Game

Nếu lấy ngẫu nhiên 10 bạn trẻ thời nay, có lẽ ít nhất một nửa thích chơi Game. Ngành công nghiệp Game này đang phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí, Game còn mang đến cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ. Bạn yêu thích Game và tò mò về các bước thiết kế Game? Hay xa hơn bạn thực sự cân nhắc về việc theo đuổi lĩnh vực này? Hãy cùng tìm hiểu toàn bộ quy trình thiết kế Game trong bài viết sau nhé.

Thông thường, các bước thiết kế Game hoàn chỉnh sẽ chia thành 3 giai đoạn. 

  1. Giai đoạn 1: Tiền kỳ (Pre-Production)
  2. Giai đoạn 2: Sản xuất (Production)
  3. Giai đoạn 3: Hậu kỳ (Post-Production)

Từng giai đoạn sẽ bao gồm các công đoạn cụ thể, được chia sẻ chi tiết sau đây.

Các bước thiết kế Game hoàn chỉnh sẽ chia thành 3 giai đoạn. 
Các bước thiết kế Game hoàn chỉnh sẽ chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tiền kỳ (Pre-Production)

Đây là giai đoạn tiền đề cho toàn bộ quy trình thiết kế Game hoàn chỉnh. Những người phụ trách chính sẽ quyết định các thành phần quan trọng nhất của Game. Những công đoạn tiêu biểu nhất bao gồm:

Thống nhất và hoàn thiện ý tưởng Game

  • Đối tượng người chơi hướng đến?
  • Thể loại Game: kinh dị, sử thi, viễn tưởng…?
  • Câu chuyện chính của Game là gì? 
  • Các nhân vật dự kiến, bối cảnh của Game? 
  • Luật chơi của Game
  • Các thử thách trong Game
  • Giải thưởng hoặc mục tiêu cần đạt của người trong Game là gì?

Xác định phong cách nghệ thuật chínhcác nhân vật, bối cảnh, và đối tượng trong Game sẽ được thiết kế theo phong cách nào? Giao diện ra sao? 

Quyết định Game chơi theo hình thức và thiết bị nào?

Lên kế hoạch: Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình sản xuất và hậu kỳ của Game theo mốc thời gian và kinh phí cụ thể.

Trong giai đoạn này, Game Designer sẽ nắm vai trò then chốt. Họ là người lên ý tưởng, khởi xướng và trao đổi cùng các thành viên để hoàn thiện ý tưởng. Sau đó họ tạo thành bản mô tả đầy đủ cùng kế hoạch triển khai. Bản mô tả này sẽ giúp người phụ trách ở các giai đoạn sau nắm bắt và thực hiện ý tưởng. Công việc của Game Designer sẽ không dừng ở đây. Họ sẽ bám sát, điều phối và tham dự trong suốt quá trình triển khai làm Game.

Giai đoạn 1: Tiền kỳ (Pre-Production)
Giai đoạn 1: Tiền kỳ (Pre-Production)

Giai đoạn 2: Sản xuất (Production)

Bước vào giai đoạn 2, toàn bộ quy trình thực hiện sẽ được bắt đầu. Các bước thiết kế Game có thể tạm chia thành 2 phần. Sáng tạo về mỹ thuật và xây dựng về kỹ thuật.

Sáng tạo mỹ thuật

Sáng tạo mỹ thuật có thể hiểu là sáng tạo hình ảnh Game. Đây là quy trình tạo hình và thiết kế bối cảnh, nhân vật và các vật thể. Game đẹp hay xấu? Có hấp dẫn người xem hay không? Tất cả sẽ phụ thuộc vào quy trình này. Quy trình sáng tạo hình ảnh Game sẽ được thực hiện bởi những vị trí then chốt sau:

  • Concept Artist: Họa sĩ vẽ tạo hình Game. Họ sẽ nhận bản mô tả về nhân vật, bối cảnh Game từ người thiết kế và vẽ mô phỏng như yêu cầu. Bản vẽ của họ là cơ sở để Game Designer cũng như các thành viên trong nhóm làm Game hình dung rõ hơn về ý tưởng.
  • 2D/3D Artist: Họa sĩ 2D/3D. Họ phụ trách dựng và tạo hình nhân vật, bối cảnh và vật thể khác trong Game trên các phần mềm máy tính. Những mô hình của họ sẽ là hình ảnh chúng ta nhìn thấy trong Game khi phát hành.
  • Animation Artist: Họa sĩ tạo chuyển động – phụ trách tạo kỹ thuật chuyển động cho các đối tượng trong Game. Công đoạn Animation có thể do 2D/3D Artist đảm nhận luôn tùy từng dự án.
Sáng tạo mỹ thuật có thể hiểu là sáng tạo hình ảnh Game.
Sáng tạo mỹ thuật có thể hiểu là sáng tạo hình ảnh Game.

Xây dựng kỹ thuật

Một Game hay không chỉ đẹp mắt mà cần được lập trình thông minh, tinh gọn, có thể chạy mượt trên mọi phương tiện. Các bước thiết kế Game về xây dựng kỹ thuật sẽ đảm bảo các yêu cầu trên. Quy trình này được thực hiện bởi một nhóm lập trình Game với chuyên môn nhất định. Họ sẽ nghĩ ra các quy tắc, phương thức, nền tảng lập trình phù hợp nhất theo các yêu cầu đưa ra.

Bên cạnh đội ngũ lập trình, quy trình kỹ thuật còn có sự tham gia từ nhóm kiểm thử (Game Tester). Nhiệm vụ chính của nhóm này là chơi thử, kiểm định, ghi lại các lỗi phát sinh của Game và báo cáo. Nhờ có các Game Tester mà Game liên tục được hoàn thiện và đảm bảo chất lượng tốt nhất khi phát hành.

Giai đoạn 3: Hậu kỳ (Post-Production)

Hậu kỳ là giai đoạn phát hành và quảng bá Game. Các bước thiết kế Game hầu như đã hoàn thiện khi đến giai đoạn này. Bộ phận phụ trách chính trong giai đoạn 3 là đội nhóm Marketing và Truyền thông cho Game. Họ sẽ đưa ra các phương án phát hành và quảng bá hiệu quả nhất hướng đến đối tượng người chơi phù hợp.

Trong giai đoạn này, Game vẫn có thể tiếp tục cải thiện theo phản ứng của người chơi. Một phương án phát hành thường thấy là giới thiệu các bản dùng thử cho phép người chơi trải nghiệm. Sau khi nhận về những phản hồi từ người chơi, người làm Game cho sửa chữa và ra mắt thêm những tính năng mới. 

Giai đoạn 3: Hậu kỳ (Post-Production)
Giai đoạn 3: Hậu kỳ (Post-Production)

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các bước thiết kế Game cho các bạn quan tâm về chủ đề này. Như bạn thấy quy trình trên không hề đơn giản, cần sự tham gia của rất nhiều bộ phận và vị trí khác nhau. Điều này cũng mở ra không ít cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích và muốn theo đuổi lĩnh vực này. Nếu bạn đam mê và muốn thử sức trong lĩnh vực thiết kế game hoặc nhân vật 3D thì bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và tham gia khóa học thiết kế game tại Master Media Academy

Để được Master Media Academy cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích về mỹ thuật hay thiết kế đồ họa mời bạn theo dõi qua các kênh sau của MMA:

Youtubehttps://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos

Tiktokhttps://www.tiktok.com/@mastermedia.vn

Facebook: www.facebook.com/mastermediaacademy/

Xem thêm

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.