Tông màu là gì? Khác gì Gam màu? Làm sao để phối màu trong thiết kế?

Tông màu là gì? Khác gì Gam màu? Làm sao để phối màu trong thiết kế?

Chúng ta thường sử dụng Tông màu và Gam màu như một khái niệm chung, linh hoạt thay phiên trong nhiều tình huống. Tuy nhiên trong thiết kế thì hai thuật ngữ này khá khác nhau. Trong bài viết sau đây, Master Media sẽ cùng bạn tìm hiểu sự khác biệt giữa Tông màu và Gam màu. Đồng thời chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những cách phối màu đẹp thường sử dụng trong thiết kế nhé.

Sự khác nhau giữa Tông màu và Gam màu

Tông màu

Tông màu có xuất phát từ Tone – một từ vựng trong tiếng Pháp (ton). Tone vốn được sử dụng phổ biến trong âm nhạc để nói về độ cao của âm thanh. “Nâng tone”, “hạ tone” mang nghĩa tăng hoặc hạ thấp độ cao khi chơi nhạc hoặc hát. Về sau, Tone dần được sử dụng trong mỹ thuật, thiết kế để chỉ các sắc độ khác nhau của một màu sắc. Một màu có thể chia thành nhiều Tone khác nhau: đậm, nhạt, sáng, tối. Đây chính là ý nghĩa của Tone màu.

Gam màu

Gam màu cũng bắt nguồn từ một từ vựng trong tiếng Pháp là Gamme. Từ vựng này cũng ứng dụng nhiều trong âm nhạc để nói về một chuỗi âm liên quan đến nhau. Một Gamme thường gồm chủ âm, âm ổn định và âm không ổn định. Các âm trong một Gamme sẽ phối hợp chặt chẽ để tạo ra hiệu ứng âm thanh cụ thể. Tương tự, Game màu cũng là tập hợp của nhiều màu sắc khác nhau nhưng có liên hệ. Những màu này phối hợp để tạo ra một hiệu ứng màu nhất định. Ví dụ một thiết kế mang gam màu ấm sẽ gồm nhiều màu sắc. Tuy nhiên ấn tượng chung là mang đến cảm giác ấm áp.

Đến đây chắc bạn đã hiểu hơn về hai khái niệm Tông màu và Gam màu. Thực tế hai khái niệm này có thể sử dụng luân phiên trong nhiều trường hợp, không bắt buộc phải phân biệt rạch rồi.

Các nhóm màu phổ biến trong thiết kế

Có nhiều cách để phối màu đẹp trong thiết kế. Một cách khá dễ là phối hợp các màu sắc ở một số tông nhất định để tạo ra các nhóm gam màu phổ biến dưới đây:

Nhóm màu nóng: đại diện cho các màu đỏ, cam, vàng, hồng … Đây là nhóm màu nổi bật và tạo cảm giác dữ dội, đôi khi là bức bối trong thiết kế.

Nhóm màu lạnh: đặc trưng bởi các màu ánh xanh dương, ánh tím, tạo cảm giác lạnh và đôi chút xa cách. Các màu lạnh thường được dùng ở tông màu trung bình đến đậm.

Nhóm màu ấm: là tập hợp của các những màu sắc ở tone trung tính đến nhạt. Có thể hiểu đây là nhóm nhẹ hơn nhóm màu nóng. Các màu ấm sẽ mang đến cảm giác ấm áp và gần gũi hơn. Các màu ấm đặc trưng thường là vàng mustard, cam đất, nâu nhạt, màu be…

Nhóm màu mát: tương tự nhóm ấm, nhóm mát mang sắc thái nhẹ hơn so với nhóm lạnh. Các màu cũng thường ở tone trung bình và pastel. Chỉ một số màu nhẹ nhàng mới mang tông đậm. Nhóm màu này mang đến cảm giác tươi mới, mát rượt.

Nhóm màu tươi: bao gồm các màu ở tone sáng, rực rỡ với sắc tố cao. Thường là một tổ hợp của các màu neon rất nổi bật. Nhóm này sẽ mang đến cảm giác nổi bật, trẻ trung và giàu năng lượng.

Nhóm màu nhạt: là tập hợp của các màu nhạt hoặc trung tính nhạt trong thiết kế. Nhóm màu này đại diện cho tính nữ, nhẹ nhàng, đôi khi là sự nhạt nhòa.

Xem thêm: Gam màu sáng tối

Những quy tắc phối màu trong thiết kế

Trên đây là những cách phối màu dựa theo các nhóm phổ biến. Ngoài ra bạn cũng có thể phối màu linh hoạt hơn theo những quy tắc sau trong thiết kế.

Phối màu tương phản

Đây là cách kết hợp 2 gam màu đối diện nhau trên vòng tròn màu sắc để tạo hiệu ứng tương phản. Cách phối này dễ tạo hiệu ứng nổi bật cho thiết kế, tuy nhiên nếu không dùng khéo léo có thể gây rối mắt, bí bách, bội thực màu sắc.

Phối 2 màu liền kề

Phối màu hài hòa là cách kết hợp hai màu đứng cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc. Đây là cách phối khá an toàn, dễ tạo sự tương đồng và hài hòa trong thiết kế. Cách phối màu này khá phù hợp với những thiết kế tối giản.

Phối 3 màu liền kề

Nếu muốn tăng độ phức tạp cho cách phối 2 màu liền kề, bạn có thể thêm một màu sắc đứng cạnh chúng trong vòng tròn màu sắc. Cách phối này sẽ giúp thiết kế của bạn vừa hài hòa mà vẫn sống động. Tuy nhiên người thiết kế cũng nên khéo léo chọn màu chủ đạo để tránh thiết kế bị rối mà vẫn nhạt nhòa.

Phối màu đơn sắc

Hiểu đơn giản, phối màu đơn sắc chính là kết hợp các tông màu khác nhau của cùng một màu sắc. Bạn có thể tùy ý sử dụng tone màu đậm, nhạt khác nhau, miễn là chúng cùng một màu. Đây cũng là cách phối khá an toàn, dễ thực hiện nhưng có thể khiến người xem cảm thấy nhàm chán, thiếu điểm nhấn.

Phối màu bổ túc xen kẽ

Với cách phối này, bạn sẽ chọn 3 màu trên vòng tròn sao cho tạo thành một hình tam giác cân. Những màu sắc này cũng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị, dễ hài hòa mà không kém phần nổi bật.

Phối màu bổ túc bộ 3

Khác với bổ túc xen kẽ, phối màu bổ túc bộ 3 là chọn màu theo hình tam giác đều trên bảng màu. Những màu bổ túc bộ 3 sẽ thiên về hướng đồng điệu, hài hòa và cân bằng. Bảng màu sẽ không bị “chói” như bổ túc xen kẽ. 

Phối màu bổ túc bộ 4

Phối màu bổ túc bộ 4 chính là bản nâng cấp của bổ túc bộ 3. Bạn sẽ kết hợp 2 màu nóng và 2 màu lạnh trên vòng tròn sao cho chúng tạo thành một hình chữ nhật trên vòng tròn. Đây là cách phối màu khá linh hoạt và tự do, cho phép bạn có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên cũng vì vậy mà thiết kế nên biết cách tạo điểm nhấn cũng như tiết chế để có được sản phẩm ưng ý nhất.

Tạm kết

Trên đây là những bật mí về các bí mật của tone màu là gì . Những khám phá này sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong công việc thiết kế. Hoặc đơn giản hơn là cách lựa chọn, sử dụng và phối màu sắc trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin có ích trong bài viết trên của Master Media.

Xem thêm

Nhận tư vấn trực tiếp

Sẵn sàng bước vào hành trình sáng tạo cùng MMA

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.