Vì sao chúng ta nên học Thiết kế đồ họa Game 2D?

Vì sao chúng ta nên học Thiết kế đồ họa Game 2D?

Giữa thời đại “cực thịnh” của Game 3D, nhiều Designer được khuyên là nên tập trung học thiết kế đồ họa 3D để có thêm cơ hội thu nhập. Đồ họa Game 2D vì thế mà phần nào bị lép vế. Tuy nhiên có đúng thiết kế Game 2D thực sự đã hết thời? Không hề, thực tế thì địa hạt này vẫn còn nhiều đất phát triển. Không ít lý do khiến các Designer, hoặc bạn trẻ mới vào nghề rất nên tìm hiểu về Thiết kế đồ họa Game 2D.

Đồ họa Game 2D độc đáo hơn bạn nghĩ

Cần công nhận rằng các Game 3D có phần hình ảnh thực sự bắt mắt. Từ nhân vật đến các vật thể, bối cảnh có thể sống động trong từng chi tiết. Kết quả này đến từ tính đa chiều đặc trưng của loại hình thiết kế này. Những hình ảnh 3D được khắc theo 3 chiều không gian, cũng nhờ vậy mà các nhà thiết kế có thêm đất để khắc họa các chi tiết. Ngược lại hình ảnh trong Game 2D chỉ được mô phỏng trong 2 chiều không gian. Đặc điểm này vô tình giới hạn vùng sáng tạo của các nhà thiết kế. Bởi vậy mà thiết kế 2D có thể trong đơn giản và đôi khi cứng nhắc hơn so với thiết kế 3D.

Tuy nhiên đặc điểm này lại chính là nét độc đáo không thể nhầm lẫn của hình ảnh 2D. Đa số các game 2D cho người chơi cảm giác đơn giản, mộc mạc, và có phần hoài niệm. Giống như bạn đang xem lại những thước phim hoạt hình từ xưa vậy. Nhiều nhà thiết kế tinh ý đã khai thác triệt để nét độc đáo này của đồ họa 2D và tạo ra những tựa Game rất ấn tượng về mặt hình ảnh.

Điển hình như ta có Limbo với phong cách Monochromatic đầy ám ảnh nhưng không kém phần bí ẩn, cuốn hút. Toàn Game được phủ bởi tông đen – trắng đơn sắc, các hình ảnh 2D cũng được vẽ rất đơn giản. Nhưng tuyệt nhiên không vì thế mà Limbo trở nên nhàm chán mà lại nổi bật hơn giữa vô vàn Game quá nhiều chi tiết và màu sắc.

Một Game 2D khác cũng có thể khiến bạn ấn tượng về đồ họa là Magic Rampage. Game được thiết kế theo hơi hướng cổ tích, hoạt hình, chibi, có phần dễ thương nhưng cũng không hề kém phần dữ dội. Điều thú vị là tựa Game này nhìn thoạt qua trông tưởng đơn giản nhưng để ý kỹ thì các chi tiết đều rất trau chuốt và tỉ mỉ. Bởi vậy mà Game dễ khiến người xem có cảm tình và ấn tượng với phần thiết kế.

Nhắc đến Game 2D tuyệt đối không nên bỏ qua các Game theo phong cách Pixel huyền thoại. Những hình ảnh được mô phỏng giống như các ô pixel ghép lại với nhau. Nhìn thoáng qua giống như Game bị lỗi nhưng hóa ra lại là chủ đích của người thiết kế. Game Pixel 2D vừa cho ta cảm giác hoài niệm giống như đang chơi các tựa Game xưa cũ. Game cũng mang đến trải nghiệm hình ảnh rất độc đáo bởi sự phá cách và sáng tạo trong các chi tiết. Một Game Pixel 2D điển hình như vậy là ScourgeBringer, Game có phần hình ảnh rất ma mị cuốn hút.

Đến đây chắc bạn đã thấy được sức hút không hề kém cạnh của các Game đồ họa 2D. Không phải tự nhiên mà phong cách thiết kế này vẫn phát triển một cách bền bỉ bên cạnh sự phát triển như vũ bão của Game đồ họa 3D. Thiết kế đồ họa Game 2D vẫn luôn mang đến những cơ hội sáng tạo cho các nhà thiết kế. Đây chính là lý do mà bạn rất nên học hỏi và tìm hiểu thêm về lĩnh vực này.

Xem thêm: Khóa học Thiết kế Game và Hoạt Hình 3D

Game 2D vẫn được rất nhiều người yêu thích

Xét về mặt thẩm mỹ, Thiết kế đồ họa Game 2D vẫn có nét độc đáo riêng cho phép nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo. Xét về tính thương mại thì sao? Liệu phong cách này có đủ sức hút với người chơi – những người quyết định sự thành công của Game, từ đó là cơ hội việc làm hay nguồn thu nhập cho các nhà thiết kế? Câu trả lời là Có. 

Starbound – tựa Game từng khiến bao người làm Game phải ghen tỵ vì đã thu về 22 triệu USD chỉ sau 6 tháng ra mắt. Tựa Game này có thiết kế đồ họa 2D rất đơn giản, theo phong cách Pixel truyền thống. Dead Cells – một Game 2D khác cũng thu về thành tích khủng vì doanh số 5 triệu bản tính đến năm 2021. Cũng không thể bỏ qua Hollow Knight, Game 2D ngộ nghĩnh có chi phí 42.000 USD nhưng đã bán được hơn 2 triệu bản tính đến năm 2020.

Những con số lên nói lên nhiều điều về tiềm năng thành công của các Game 2D. Dễ thấy lĩnh vực này vẫn có thể phát triển mạnh mẽ và mang nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất và phát hành Game. Điểm mạnh dễ thấy của Game 2D là dung lượng nhẹ, không tốn nhiều thời gian và chi phí như thiết kế Game 3D vốn rất phức tạp. Bởi vậy đừng lo lắng rằng loại hình này sẽ biến mất trong tương lai. Thậm chí nó còn có thể phát triển mạnh mẽ mà bạn không ngờ đến.

Tạm kết

Trải qua nhiều biến động cùng thị trường Game, thiết kế đồ họa Game 2D vẫn chứng tỏ được tiềm năng và sức phát triển bền bỉ của mình. Có kiến thức về đồ họa 2D thậm chí còn mang đến điểm mạnh cho bạn giữa một “rừng người” chỉ học về đồ họa 3D. Hy vọng bài viết trên của Master Media đã giúp bạn hiểu hơn về thiết kế đồ họa Game 2D và mang đến nhiều thông tin có ích cho bạn!

Xem thêm

Đăng ký tư vấn khóa học ngay để nhận 7.5 triệu!

Nếu bạn cần liên hệ ngay với Master Media, vui lòng gọi qua số Hotline:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.